Vụ bé gái 8 tuổi bị B.H đến chết: Xử lý nghiêm với những người thờ ơ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Luật đã có quy định rất rõ chế tài xử lý người biết mà bỏ mặc cháu bé bị B.H, nên chăng cần xử lý nghiêm khắc với ban quản lý chung cư, hàng xóm… để gióng hồi chuông cảnh báo.
Vụ bé gái 8 tuổi bị B.H đến chết: Xử lý nghiêm với những người thờ ơ
Những người dân nơi bé A. sinh sống đến thắp hương tưởng niệm bé sau đó (ảnh: Tôi là dân Bình Thạnh)

Những ngày qua, vụ việc bé gái A. 8 tuổi bị B.H và t‌ử von‌g một cách đau đớn khiến cả xã hội bàng hoàng. Không cần nhắc lại hành vi của kẻ làm ác - "mẹ kế" và cả cha ruột của bé, bởi những hành động đó đã rõ vi phạm, chắc chắn sẽ nhận bản án nghiêm khắc của Pháp Luật.

Thế nhưng thật đáng buồn khi sự việc xảy ra giữa trung tâm thành phố lớn của cả nước- nơi không hề thiếu kênh để phản ánh, báo cáo về việc B.H trẻ em. Càng đáng buồn hơn khi Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới ký và phê chuẩn công ước về quyền trẻ em.

Xem Video: Vụ bé gái 8 tuổi bị B.H đến chết: Xử lý nghiêm với những người thờ 

//

Sau khi vụ việc xảy ra, rất nhiều người cùng tự vấn rằng nếu mọi người quan tâm nhau  một chút, có thể cháu bé đã không chết. Những cư dân hàng xóm, ban quản lý chung cư nơi bé sinh sống cần tự vấn lại lương tâm của mình bởi theo nhiều thông tin trong đó có cả lời khai của mẹ kế thì bé A. bị đánh bằng roi mây nhiều lần nên c‌ơ th‌ể chi chít vết bầm tím mới, cũ. Thậm chí, những khi roi mây gãy, Trang dùng gậy gỗ để đánh bé A.

Hàng xóm tại khu chung cư cao cấp, nơi xảy ra sự việc chia sẻ rằng thường xuyên nghe tiếng kêu khóc của trẻ, tiếng la hét của người lớn vang ra từ căn hộ trong thời gian dài. Họ nói từng báo bảo vệ, ban quản lý... rồi chỉ dừng lại ở đó. Nếu mọi người xung quanh đừng bàng quan mà quyết liệt hơn khi biết tình trạng B.H bé kéo dài thì chắc không có cái chết tức tưởi, đau đớn của bé.

Mới đây, trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bà Rana Flowers cũng đã lên tiếng về vụ việc này trong đó nhấn mạnh rằng cần một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn và sự không khoan nhượng với B.L để bảo vệ trẻ em tốt hơn.

"Không khoan nhượng có nghĩa là những người hàng xóm khi chứng kiến B.L hoặc nghe tiếng kêu khóc sẽ ngay lập tức báo chính quyền và yêu cầu công an phải hành động để bảo vệ nạn nhân; có nghĩa là công an sẽ phải chịu trách nhiệm và có những hành động kịp thời, các nhân viên y tế và giáo viên khi nhận ra các dấu hiệu về B.L sẽ báo cáo ngay, có nghĩa là những giải pháp dựa vào cộng đồng cần được thực hiện để  trẻ em hoặc phụ nữ có thể tiếp tục sống an toàn ở nhà trong khi thủ phạm phải bị chuyển đi.

Và điều này đòi hỏi tất cả chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa, đứng lên bảo vệ những người dễ bị tổn thương, nâng cao nhận thức của phụ nữ và trẻ em rằng bất kỳ hình thức B.L nào cũng không thể chấp nhận được và họ cần tìm kiếm sự  giúp đỡ để ngăn chặn B.L", đại diện UNICEF nói.

Tiến sĩ luật Thái Thị Tuyết Dung, giảng viên trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, vi phạm của "mẹ kế" và cha ruột của bé đã rõ, chắc chắn sẽ chịu bản án thích đáng của Pháp Luật nhưng phải có cách ngăn chặn những câu chuyện đau lòng tương tự như thế trong tương lai. Kể cả những người xung quanh cũng không thể không liên quan trong vụ việc này và cần phải có biện pháp xử lý.

"Thực tế có nhiều quy định của Pháp Luật xử phạt những người biết mà thờ ơ bỏ mặc hành vi B.H với trẻ em và người yếu thế. Nên đã đến lúc cần thực thi xử lý nghiêm khắc với tất cả những người liên quan vụ việc này kể cả ban quản lý chung cư, hàng xóm… để gióng một hồi chuông về nạn B.H", nữ tiến sĩ nói.

Theo bà Dung, điều 60 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ có quy định rõ những hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi B.L gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi B.L gia đình.

Trong đó, phạt cảnh cáo cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người biết hành vi B.L gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng; biết hành vi B.L gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi B.L gia đình.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với việc cản trở việc xử lý hành vi B.L gia đình", TS Tuyết Dung chia sẻ.

Ngoài ra, trong điều 31 của Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em cũng nêu rõ nội dung can thiệp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp. Trong đó, trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp khi đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ chính là người gây tổn hại.

Việc bảo vệ khẩn cấp trẻ phải được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể và không quá 12 giờ từ khi nhận được thông tin. Trong điều luật này cũng chỉ ra trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã/phường, của cơ quan công an và của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Sau vụ việc, TS Dung cho rằng việc quan trọng là giáo dục các quyền cơ bản của trẻ em để mọi người và đặc biệt là trẻ em hiểu, trang bị các kĩ năng nhận biết thế nào là B.H. "Giáo dục trẻ hiểu không ai được đụng vào c‌ơ th‌ể mình và có phản xạ về quyền của mình với những người xung quanh. Mọi người cũng phải thay đổi, ít nhất khi cảm thấy dấu hiệu B.H trẻ thì báo ngay tổng đài số 111 (tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em) chứ không thể để xảy ra những việc đáng tiếc như vụ việc bé gái 8 tuổi vừa rồi lại lên mạng xã hội than khóc rồi chuyện đâu lại vào đó", bà Dung chia sẻ.

Để giảm bớt những chuyện đau lòng do B.H với trẻ và những người yếu thế,  mỗi người phải thay đổi chính mình để xã hội không trở nên vô cảm.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13711
  1. Luật sư kiến nghị đổi tội danh cha bé 8 tuổi bị sát hại ở Bình Thạnh
  2. Kết luận giám định nguyên nhân tử vong của bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” bạo hành ở TPHCM
  3. Công an TP HCM kết luận nguyên nhân chết của bé gái ở Bình Thạnh bị bạo hành
  4. Rộ tin đồn mẹ bé V.A nhận tiền tỷ để xin giảm án cho dì ghẻ, sự thật là gì?
  5. Luật sư: “Trang bực tức khi biết giữa Thái và vợ cũ từng hạnh phúc nên bạo hành bé V.A”
  6. Báo quốc tế đưa tin vụ bé gái 8 tuổi, dư luận phẫn nộ đặt dấu hỏi về vai trò người bố
  7. Vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong: Luật sư hỗ trợ pháp lý miễn phí cho gia đình
  8. Câu hỏi ám ảnh của mẹ V.A khi nhận diện bé ở nhà tang lễ: “Con gái đang ngủ phải không?”
  9. Vụ cháu bé 8 tuổi bị đánh chết: Vì sao phải khởi tố 2 tội?
  10. “Thương tiếc” dì ghẻ bạo hành bé 8 tuổi, chuyên gia giáo dục toàn cầu vấp chỉ trích
  11. Vụ bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” bạo hành: Giám đốc Công an TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm
  12. Lộ tin nhắn bố ruột V.A phản ứng khi được hỏi thăm về con, “tự tin” vào kết quả giám định
  13. Nguyễn Kim Trung Thái còn ác hơn Nguyễn Võ Quỳnh Trang
  14. Cha bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” hành hạ đến chết khai gì về việc xóa camera?
  15. Cha bé gái 8 tuổi nhiều lần ngồi nhìn con bị “dì ghẻ” bạo hành, tranh thủ lúc bé hấp hối trong phòng cấp cứu xóa dữ liệu camera
  16. Gia đình bé 8 tuổi lên tiếng về quyết định thay đổi luật sư: Không có bất kỳ tác động nào!
  17. Hành trình bất lực của mẹ đẻ để hỏi thăm tin tức bé gái 8 tuổi khi bị Nguyễn Kim Trung Thái cấm gặp, chặn hết tài khoản
  18. 4 tiếng “địa ngục trần gian” trước khi chết của bé gái 8 tuổi ở TP.HCM: Bị mẹ kế bắt vừa học vừa quỳ, bị trói chân
  19. Diễn biến tội ác được vạch trần từ camera bị bố bé 8 tuổi tử vong xoá dấu vết
  20. Chuyển hồ sơ vụ bé 8 tuổi bị bạo hành cho Công an TP.HCM
  21. VKSND TP HCM thụ lý vụ bé gái bị bạo hành, mở rộng điều tra vụ án
Video và Bài nổi bật