Giữ sức khỏe thầy trò khi dạy học trực tuyến

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thay đổi mà trước đó không ai ngờ tới. Cuộc sống và sinh hoạt đột nhiên bị đảo lộn nhiều mặt.
Giữ sức khỏe thầy trò khi dạy học trực tuyến
Học sinh cần được vận động trước và sau khi học trực tuyến để giảm căng thẳng.

Tình trạng sức khỏe của thầy trò, người thân trong gia đình và của mọi người đâu chỉ bị đe dọa bởi dịch bệnh mà còn phát sinh từ hoàn cảnh đặc biệt mới này. Trong bối cảnh đó, hầu hết mọi người đều gặp phải một số bệnh lý.

Stress tâm lý

Việc chuyển đổi trạng thái học trực tiếp sang trực tuyến đã tạo ra không ít áp lực cho cả thầy và trò. Từ hình thức học quen thuộc tại lớp, tại trường nay chuyển sang học tại nhà, tại chỗ. Điều này quá xa lạ với cách học truyền thống.

Thầy muốn dạy phải có trang thiết bị về mặt kỹ thuật và kỹ năng sử dụng. Phương thức truyền đạt cũng phải thay đổi cho phù hợp, giáo án không còn là những bài viết in trên giấy mà là những file mềm làm sao cho sinh động, màu sắc để hấp dẫn học trò.

Thế là các thầy cô phải cày đêm, cày ngày trên bàn phím để tạo ra những trang giáo án mới sao cho thật ưng ý. Mà đâu phải thầy cô nào cũng rành công nghệ và vi tính, nên không tránh khỏi những căng thẳng giữa mùa đại dịch Covid-19.

Trò muốn học cũng phải có trang thiết bị và kỹ năng sử dụng. Đâu phải gia đình nào cũng có điều kiện sẵn sàng và phụ huynh nào cũng có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin để hỗ trợ con em mình. Thế là tâm lý học trò bị stress, căng thẳng lo lắng và thậm chí là hốt hoảng. Nhiều phụ huynh cũng không khác gì con em mình trước sự cố quá bất ngờ này của cuộc đời.

Nhiều gia đình cuộc sống vốn đã khó khăn, càng thêm khó khăn hơn khi phải ngược xuôi đầu tư trang thiết bị cho con em học tập cho bằng bạn bè. Stress tâm lý từ đó cũng gây ra các ảnh hưởng bất lợi nhất định cho sức khỏe của các trụ cột gia đình.

Thiếu vận động và thừa cân

Vì dịch, sự đi lại bị cấm hoặc hạn chế rất nhiều. Việc không đi đâu, ngồi nhà và ngồi nhiều giờ trước màn hình để dạy và học hoặc xem nhiều chương trình trên truyền hình gây ra tình trạng thiếu vận động. Do c‌ơ th‌ể thiếu vận động đốt cháy bớt những năng lượng dư thừa gây tích lũy lại thành mỡ dẫn đến hiện tượng thừa cân và béo phì.

Sau những ngày cách ly, giãn cách hoặc thực hiện ba tại chỗ nhiều người... than phiền hay vui vui bảo rằng mình đã... béo ra. Để tránh tình trạng thiếu vận động và thừa cân, mọi người cần phải chú ý tăng cường vận động tại chỗ như thực hiện các bài tập thể dục hoặc các bài tập thể lực cá nhân trong điều kiện tại gia đình. Việc chạy tại chỗ hoặc đi lại nhiều vòng trong sân vườn, lên xuống cầu thang nhiều lượt cũng là một cách để tăng cường vận động chống lại chứng thừa cân và bệnh béo phì.

Mỏi mắt và khô mắt


Bố mẹ luôn đồng hành để giúp con không bị stress khi học online dài ngày trong đợt dịch Covid-19. Ảnh: Thế Lượng.

Việc ngồi lâu trước màn hình vi tính nhiều giờ liền sẽ gây mỏi mắt. Sức nóng của màn hình vi tính tác động trực tiếp trong một thời gian kéo dài có thể gây khô mắt. Bên cạnh đó, nếu thiếu ánh sáng cũng làm mắt chóng mỏi và sự điều tiết mắt luôn trong trạng thái căng thẳng, dẫn đến tật cận thị.

Do đó, cả thầy và trò cần biết cách tận dụng giờ giải lao giữa các tiết học online để “ngắm trời” giúp điều tiết mắt. Chú ý cải thiện nguồn sáng sẽ giúp cho đôi mắt thư giãn chống lại sự mệt mỏi và không bị khô. Ngoài ra, chế độ ăn các loại trái cây và rau củ giàu vitamine A như đu đủ, cam, xoài, cà rốt, rau sam… cũng rất tốt cho sức khỏe của mắt.

Khi làm việc với máy tính nên có khoảng thời gian nghỉ ngắn thích hợp để cho mắt điều tiết tốt. Nếu có điều kiện thì dùng “nước mắt nhân tạo” dành cho người dùng vi tính, nhỏ làm mát mắt, chống khô mắt và tạo cảm giác dễ chịu cho mắt là tốt nhất.

Mỏi cổ và đau lưng

Mỏi cổ và đau lưng là do ngồi “lì” một chỗ hoặc ngồi không đúng tư thế. Nhiều trường hợp là do máy vi tính đặt ở tầm thấp, phải cúi nhìn hoặc người lưng dài cần phải cúi gập người để quan sát. Phòng bệnh bằng cách ngồi đúng tư thế, đặt màn hình máy tính vừa đúng tầm nhìn. Cần có thời gian giải lao và vận động thích hợp, chống mỏi cổ, đau lưng và chống gù vẹo cột sống.

Xin lưu ý thêm, riêng với trẻ em, do cột sống đang trong gia đoạn phát triển nếu ngồi lâu và không đúng tư thế trước màn hình vi tính lúc học chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cột sống trẻ.

Hội chứng ống cổ tay

Đau vùng cổ tay và các ngón tay - còn gọi là hội chứng ống cổ tay. bệnh xảy ra do sự tác động căng thẳng kéo dài, bàn phím kê cao khiến cho cổ tay với lên dễ mỏi hoặc ngón tay gõ phím quá mạnh.

Cần có giải lao trong mỗi giờ làm việc và xoa bóp cánh, cẳng bàn tay và cổ tay để giúp máu lưu thông tốt. Việc rèn luyện thể dục thể thao tại chỗ cũng giúp cho có một đôi tay khỏe mạnh hoạt động dẻo dai hơn.

bệnh trĩ

Ngồi nhiều và ngồi lâu gây ứ đọng máu vùng tiểu khung, trong đó có đoạn dưới của ruột là trực tràng và hậu môn. Các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị giãn thành búi nằm sâu bên trong (trĩ nội) hay lồi ra bên ngoài (trĩ ngoại).

Phòng bệnh trĩ bằng cách không ngồi nhiều, không ngồi lâu. Việc thay đổi tư thế đứng ngồi, đi lại trong thời gian giải lao giúp máu lưu thông tốt không ứ trệ gây giãn tĩnh mạch vùng trực tràng và hậu môn tạo thành tạo thành búi trĩ.

Lời khuyên về dinh dưỡng và vận động

Dù dạy online thì nhiều nhà giáo phải thức khuya chấm bài, soạn giáo án và đọc sách, lại có thói quen hút thu‌ốc l‌á. Thói quen này tác động không tốt đến sức khỏe. Khói bụi, nicotine và các chất độc hại khác trong thu‌ốc l‌á có thể làm ăn kém ngon miệng, gây ho, khàn tiếng, viêm họng, viêm thanh khí quán, viêm phế quản… Các biểu hiện này đều bị “nghi ngờ” nhiễm virus SARS-CoV-2. Tốt nhất, nên hạn chế số lượt hút trong ngày. Nếu bỏ hẳn được càng tốt.

Tùy theo tình hình thực tế và điều kiện cho phép, thầy và trò đều lưu ý thực hiện chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để có đủ lượng calo cho các hoạt động trong ngày. Việc ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp đưa vào c‌ơ th‌ể nhiều vitamine và chất khoáng. Đây là các thành phần cần thiết cho sự chuyển hóa và trao đổi chất, góp phần gia tăng sức đề kháng của c‌ơ th‌ể.

Vận động qua các hình thức thể dục tại chỗ, rèn luyện thể lực phù hợp với sức khỏe và điều kiện tại nhà. Luôn nhớ câu châm ngôn: “Tinh thần minh mẫn chỉ có trong một c‌ơ th‌ể tráng kiện”. Việc vận động nhiều giúp loại bỏ năng lượng dư thừa, ăn uống ngon miệng, tăng cường sức chịu đựng của c‌ơ th‌ể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật