Bác sĩ công bố nguyên nhân khiến người đàn ông 60t qua đời là do ăn tôm 3 ngày trước: Cả nhà đau xót

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lột vỏ tôm bị xước da, 3 ngày sau người đàn ông qua đời
Bác sĩ công bố nguyên nhân khiến người đàn ông 60t qua đời là do ăn tôm 3 ngày trước: Cả nhà đau xót
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Lột vỏ tôm bị xước da, 3 ngày sau người đàn ông qua đời

Câu chuyện này xảy ra ở Trung Quốc đang khiến dư luận xôn xao vì người đàn ông này bị ‘vi khuẩn ăn thịt người’ tấn công. Mọi chuyện sẽ không có gì quá khủng khiếp nếu người ta không công bố nguyên nhân.

Được biết, trước đó người đàn ông 60 tuổi ở Hàng Châu này đã dùng tay lột vỏ tôm để ăn. Không biết vô tình thế nào mà vỏ tôm cứa vào ngón tay. Vì thấy đó chỉ là vết thương nhỏ nên người đàn ông này không quan tâm, rửa đi rồi tiếp tục ăn tôm như thường. Thế nhưng sau đó vết thương này sưng bầm ngày một nghiêm trọng. Đồng thời, ông còn bị sốt cao và phải nhập viện. Cuối cùng, ông bị hôn mê, suy đa tạng rồi qua đời chỉ sau 3 ngày.

Khi nghe người nhà kể lại, các bác sĩ nghi ngờ người đàn ông này bị ‘vi khuẩn ăn thịt người’ tấn công. Họ nhanh chóng kiểm tra thì phát hiện ông bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus (còn được gọi là vi khuẩn ăn thịt người). Tỷ lệ người mắc bệnh này có nguy cơ qua đời cao với diễn tiến bệnh rất nhanh. Tỷ lệ t‌ử von‌g khi nhiễm phải lên tới 25% còn nếu nó xâm nhập vào máu thì lên tới 50%.

Đặc biệt, sau khi nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus qua vết thương hở, bệnh nhân chỉ có vỏn vẹn 24 tiếng để loại bỏ hoàn toàn khu vực bị nhiễm trùng nếu muốn có cơ hội sống. Nếu sau 36 tiếng mà vẫn không có tiến triển gì thì nguy cơ t‌ử von‌g là rất cao.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mỗi năm có khoảng 80.000 người bị vi khuẩn ‘ăn thịt người’ tấn công, cần cẩn trọng

Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ thống kê: Mỗi năm có khoảng 80.000 người bị vi khuẩn này tấn công. Trong đó có khoảng 100 người không qua khỏi. Ước tính, có hơn 1 nửa số bệnh nhân mắc bệnh là do ăn phải thực phẩm ô nhiễm, mà chủ yếu là động vật có vỏ sống hoặc chưa được nấu chín.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng nhận định: Nhiệt độ nấu chín là thứ duy nhất có thể tiêu diệt được loại vi khuẩn này. Do đó, mọi người nhất định phải ăn chín, nấu chín thật kỹ nhất là với những món có vỏ cứng như tôm, ốc…

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho hay: Trước đây chúng ta đã biết hàu và các loại động vật nhuyễn thể sống ở vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du. Do đó, chúng có thể nhiễm nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng nguy hiểm, trong đó có vi khuẩn ăn thịt người.

Ông cho rằng: do chiếc vỏ cứng bên ngoài nên chúng có thể mang nhiều vi khuẩn, lý sinh trùng gây bệnh. Nếu khâu chế biến không đảm bảo thì rất dễ nhiễm bệnh. Với tôm có thể đã được nấu chín thịt nhưng ở phần càng tôm, đầu tôm vốn dài hơn nên khả năng chín hẳn cần lâu hơn. Thế nhưng nhiều người lại chủ quan không mấy để ý nên có thể bị nhiễm khuẩn khi có vết thương hở hoặc chỉ là vết xước nhẹ.

Bởi vậy để bảo vệ bản thân, bạn nếu nấu chín hải sản có vỏ. Khi chế biến thì nên sử dụng găng tay. Trên bàn ăn thì nên dùng khăn giấy hoặc khăn tay lót vào vỏ trước khi lột.

Nếu lỡ không may bị vi khuẩn ‘ăn thịt’ tấn công, bạn sẽ có những biểu hiện gì?

Khi tấn công c‌ơ th‌ể con người, loại vi khuẩn này thường ủ bệnh trong 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc. Nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh tới 7 ngày sau khi tiếp xúc. Khi bị nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’, bệnh nhân sẽ có biểu hiện:

+ Xuất hiện vết đỏ kèm cảm giác đau và sưng ở vị trí của vết thương.

+ Bị sốt

+ c‌ơ th‌ể mệt mỏi rã rời

+ Sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước chứa đầy chất lỏng và loét sâu xuống.

+ Bị nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng

Nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng. Lúc này bệnh nhân có biểu hiện sốt, ớn lạnh, tổn thương da phồng rộp máu, hạ huyết áp, nhầm lẫn, thay đổi ý thức, tổn thương cơ quan nộ‌i tạn‌g. Nếu có thể sống sót thì bệnh nhân cũng phải nằm viện lâu dài để điều trị tiếp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật