Chuyện lạ ở Hưng Yên: Hai chị em ruột chịu lấy chung chồng

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu chuyện nghe tưởng như chuyện của Bác Ba Phi, nhưng lại có thật ở miền quê Phố Hiến. Hai người đàn bà lấy cùng một người đàn ông và chung sống dưới một mái nhà.
Chuyện lạ ở Hưng Yên: Hai chị em ruột chịu lấy chung chồng
Ông Thưởng kể chuyện mình lấy hai vợ. (Ảnh Đ.H)

Xem Video: Ngang trái hai chị em ruột lấy chung một chồng

Lấy vợ thời mưa bom bão đạn

Trong những chuyến công tác dài ngày tại Hưng Yên, tôi vô tình nghe phong thanh về chu‌yện tìn‌h đặc biệt của hai chị em ruột dành cho một người đàn ông. Và giờ cả hai đều chấp nhận làm vợ của người ông này, họ cùng sống quây quần chung một mái nhà. 

Thực ra ban đầu nghe tôi vốn chẳng dám tin, nhưng khi tìm về thôn Tất Niên, xã Thư Sỹ (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) hỏi thì dân ai nấy đều khẳng định câu chuyện trên là có thật. Đã thế ai cũng thay nhau răm rắp chỉ từng ngóc nghách dẫn đến gia đình này.

Người đàn ông bao năm nay trở thành đề tài bàn tán của dư luận ấy là Trần Văn Thưởng (SN 1933). Năm nay đã quá ngưỡng bát thập niên, nhưng khuôn mặt ông Thưởng vẫn hồng hào, giọng nói lảnh lót như chàng thanh niên đang sung sức. Ông bảo, trước đây ông là một người lính, sống ở thời mưa bom bão đạn quá quen rồi, nên được sống ngày nào thì hay ngày đấy, cốt là phải vui. Vì thế mà xưa đến nay, hai người vợ của ông chưa bao giờ trách ông... “yếu” hoặc khó tính.

Ông Thưởng kể, học đến hết lớp 6 thì đi lính. Ấy là trong một lần đi chợ, thấy bạn bè rồi nhiều người trong làng quây quần khám lính, ông thấy đông vui nên xin mấy đồng chí phụ trách khám lúc đó cho ông khám thử. Nào ngờ ông Thưởng trúng lính thật, nhưng vì mới có 13 tuổi nên bấy giờ ông Thưởng chưa được ra ngoài  chiến trường, nên được giao trọng trách  ngay tại địa phương. 

Bà Lương Thị Chát (vợ cả ông Thưởng-PV) miệng phóm phém nói: “Tôi với ông ấy biết nhau từ hồi còn nhỏ xíu rồi.  Sau này tôi nằm trong đội dân quân của xã, còn ông ấy phụ trách an ninh nên hàng đêm cứ đến ca chúng tôi lại gặp nhau, trực cùng nhau”. 

Theo bà Chát, những năm chiến tranh miền Bắc leo thang, nên tình hình an ninh, quân sự tại địa phương càng cần phải thắt chặt. Nhưng cũng vì lẽ đó mà bà và ông Thưởng có nhiều cơ hội tâm sự. Thành ra hai người đem lòng yêu nhau từ khi nào không rõ. Rồi hai bên gia đình biết chuyện hai người qua lại nên giục, thế là chẳng bao lâu đám cưới được tổ chức rình rang. Nhưng đám cưới xong thì tình hình giữa ta và địch căng thẳng, năm 1959, ông Thưởng phải chia tay gia đình đi nghĩa vụ ở trung đoàn 82 –S351.

Vợ cả ông Thưởng kể chuyện hai chị em lấy chung chồng. (Ảnh Đ.H).

Nhớ gia đình, muốn về thăm, nhưng thời chiến khốc liệt. Sau đó, Thưởng lại được điều chuyển về trung đoàn 959 –CB38, thuộc ban công tác Miền Tây, khoảng cách càng xa ngút ngát, vì thế mà ông Thưởng không được chứng kiến những đứa con của mình sinh ra.

Bà Chát bảo, ba lần sinh nhưng bà đều đẻ được con gái. Vì vậy mà gia đình nhà chồng rất mực lo lắng, cho rằng trong thời chiến lỡ như có chuyện gì không may thì họ Trần sẽ không có con trai nối dõi. Vì vậy mỗi lần ông Thưởng về, gia đình lại nhắc khéo hai người phải tranh thủ cố gắng đẻ con trai. 

Phần cũng theo ông Thưởng, những lần hội họp ở thôn, xóm mọi người kháo nhau trêu đùa ông không biết đẻ, nên mới không có con trai nối dõi tông đường. Hoặc những dịp lễ, dịp tết, ông Thưởng không được phép ngồi mâm trên, bởi những mâm được cho là cao quý đó chỉ dành cho những quý ông sinh được con trai. Nghĩ lại, ông Thưởng lại cảm thấy tủi thân.

Cử em gái đưa chồng đi tìm vợ

“Thực lòng những năm sau đó tôi phải một mình lăn lộn kiếm sống, rồi nuôi con nên mệt mỏi lắm. Tôi mới nói với chồng là hay tôi không đẻ nữa. Ông tự đi tìm một bà nữa, nó trẻ nó khỏe, rồi bảo nó đẻ con cho ông”, bà Chát trải lòng.

Ông Thưởng kể, đáng nhẽ ban đầu ông đã đồng ý chuyện tìm người vợ thứ hai theo lời vợ, nhưng đến đầu năm 1976 ông được cấp trên cử lên Hà Nội làm nhân viên thuộc Tổng thanh tra Nhà nước. Hôm biết được tin, gia đình cả nội lẫn ngoại hào hứng mổ con lợn to chừng hơn tạ để liên hoan. Ngặt nỗi ông chưa thể thực hiện lời hứa với gia đình là sẽ tìm được cô vợ thứ hai được.

Công tác ở Thủ đô được thời gian, ông Thưởng tiếp tục bị gia đình lẫn vợ giục về nhà tìm vợ lẽ để...đẻ con cho nhà họ trần. Một lần gọi, rồi sau đó thư tay liên tục được chuyển đến tay ông, vì thế mà ông Thưởng bắt buộc phải xin phép cơ quan để về nhà.

Năm đó do một mình phải cáng đáng việc gia đình không xuể nên cuối cùng bà phải nhờ đến em gái là Lương Thị Biết đưa Thưởng đi tìm vợ hai.

Nghe lời dặn của chị gái rằng phải tìm được mối nào trẻ, hiền nên cô bé Biết đã đưa anh rể xuất phát từ Tiên Lữ - Hưng Yên hướng đến những công trường mới có nhiều cô gái là bạn của Biết để anh rể lựa chọn. Thưởng cho biết, thời điểm đó cũng có khá nhiều cô ưng ông, nhưng ông lại không thích họ và ngược lại. Thế là cô em dì và anh rể cứ lang thang sang Thái Bình, rồi Nam Định ...giúp Thưởng tìm vợ lẽ.

Những chuyến đi dài ngày, có khi ăn bụi ở bụi, thành ra Thưởng đem lòng yêu cô em dì từ khi nào không rõ. Gần kết thúc chuyến đi, cũng là khi Thưởng tỏ tình với chính em vợ mình.

chu‌yện tìn‌h giữa Thưởng và Biết bấy giờ quả phức tạp, họ chỉ biết rằng cả hai đều có tình cảm với nhau nhưng không dám nói để gia đình biết.

Theo bà Chát, những ngày tìm vợ không thành trở về, chồng bà luôn có sắc mặt buồn bã, chán nản. Rồi sau đó đi công tác Hà Nội, ông Thưởng mới viết thư kể hết đầu đuôi câu chuyện, rằng muốn để Chát đáp ứng nguyện vọng của ông là để chính em gái bà làm vợ hai.

Dĩ nhiên ban đầu bà Chát cũng hơi “sốc”, nhưng sau khi nghĩ lại hoàn cảnh của bà một mình nuôi mấy đứa con đã khổ, lại phải đẻ thêm thì không đủ sức. Vì vậy bà đã tự tay mang trầu cau sang nói chuyện với bố mẹ ruột của mình, tỏ tường chu‌yện tìn‌h của em gái bà và chồng, rằng mong muốn em gái sẽ làm người vợ thứ hai của Thưởng.

“Lúc đầu, bố mẹ tôi cũng phản đối kịch liệt lắm ấy chứ. Nhưng sau một hồi nghe con gái thuyết phục họ cũng đã hồi tâm chuyển ý. Đám cưới được định ngày và chuẩn bị chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi”, bà Chát nói.  

Năm 1982, ông Thưởng bất ngờ nhận được cuộc gọi của vợ từ UBND xã, rằng ông phải thu xếp về để lấy vợ hai. Khiến ông Thưởng bấy giờ không khỏi giật mình, không rõ vợ cả ông đã thu xếp để ông lấy ai nữa.

“Lúc về đến nhà thì vợ con đã chuẩn bị sẵn hết rồi .Tôi chỉ việc mặc quần áo chỉnh tề rồi theo đoàn đi đón dâu là xong việc. Những năm sau đó, tôi có với vợ hai những hai cậu con trai, cũng kể từ đó, mỗi lần đi ăn cỗ, đi lễ hay đình người ta đều mời tôi ngồi mâm trên”, ông Thưởng hề hà nói.

Kể từ đó, câu chuyện của Thưởng đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao đến tận bây giờ, nhưng cũng  chính theo khẳng định của chính người đàn ông này, chuyện ông lấy hai vợ là hai chị em có bề dễ quản lý hơn vì họ đã quá hiểu nhau. Nhưng ông cũng gặp không ít khó khăn như về kinh tế, hạnh phúc gia đình.

Ông Đoan nói về chuyện lấy vợ của Thưởng.(Ảnh Đ.H)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật