Cái chết của George Floyd khơi nguồn biểu tình lớn chưa từng thấy

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cái chết gây rúng động của George Floyd như “giọt nước tràn ly”, hàng chục nghìn người Mỹ cùng xuống đường biểu tình chống nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c.
Cái chết của George Floyd khơi nguồn biểu tình lớn chưa từng thấy
Wengfey Ho (đứng thứ 2 từ bên trái) cảm thấy cái chết của George Floyd thôi thúc cô tham gia biểu tình. Ảnh: BBC.

George Floyd không phải là người gốc Phi đầu tiên chết dưới tay cảnh sát. Người Mỹ cũng từng biểu tình chống nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c sau khi Tamir Rice, Michael Brown hay Eric Garner bị cảnh sát giết hại.

Song George Floyd là một trường hợp đặc biệt khi cái chết của người đàn ông 46 tuổi bỗng trở thành biểu tượng toàn cầu, thổi bùng làn sóng đấu tranh ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Lần này, phong trào Black Lives Matter (Tạm dịch: Mạng sống người da đen đáng giá) còn thu hút đám đông người biểu tình đa sắc tộc.

Nhà hoạt động Frank Leon Roberts, giảng viên của trường Đại học New York, nhận định có nhiều yếu tố khác nhau làm nên “một cuộc cách mạng” sau cái chết của George Floyd.

Không thể ngồi yên

Trước đó, vào ngày 25/5, sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin đã dùng đầu gối đè vào cổ của George Floy trong gần 9 phút, khiến anh Floyd “không thể thở được” và t‌ử von‌g sau đó. Toàn bộ vụ việc được người dân ghi lại trong các đoạn video.

“Trong nhiều trường hợp, cảnh sát quyết định lạ‌m dụn‌g vũ lực để bảo vệ bản thân. Song vụ việc của George Floyd là một sự bất công. Đoạn video cho thấy anh Floyd không có vũ khí và đã bị khống chế”, chuyên gia Roberts phân tích.

Nhiều người lần đầu tham gia biểu tình cho biết cái chết oan ức của George Floyd trong đoạn video khiến họ không thể ngồi yên.

“Có hàng trăm video ghi lại sự bất công đối với người d‌a mà‌u. Song vụ việc này thể hiện rõ sự vô nhân đạo và thái độ thù địch từ phía cảnh sát. Điều này đã khiến mọi người thức tỉnh”, Sarina LeCroy, một người biểu tình tại bang Maryland cho biết.

Giống như LeCroy, Wengfey Ho cũng cảm thấy cái chết của George Floyd là “chất xúc tác” thôi thúc cô tham gia biểu tình: “Câu chuyện này khơi gợi nhiều cảm xúc, đồng thời gióng lên hồi chuông báo động cho tình trạng phân biệt chủ‌ng tộ‌c”.

Biểu tình đa sắc tộc

Sau cái chết của George Floyd, nhiều cuộc biểu tình đã được phát động trên khắp nước Mỹ. Đáng chú ý, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi tham gia biểu tình không cao bằng tỷ lệ của các thành phần đa sắc tộc.

Tại thủ đô Washington D.C. hôm 7/6, hàng chục nghìn người đổ xuống đường để thể hiện sự phẫn nộ. Trong đó, một nửa đám đông biểu tình không phải là người gốc Phi. Điều này cho thấy người dân đã dần thay đổi quan điểm về vấn đề phân biệt chủ‌ng tộ‌c.

Theo một cuộc thăm dò của đài ABC, khoảng 74% người dân Mỹ cảm thấy cái chết của George Floyd chỉ là một trường hợp nhỏ, góp phần phản ánh tình trạng cảnh sát lạ‌m dụn‌g B.L với người gốc Phi.

Nhiều người biểu tình không phải là người Mỹ gốc Phi. Ảnh: BBC.

Con số này đã tăng mạnh so với năm 2014, khi chỉ 43% người Mỹ bất bình trước cái chết của Michael Brown và Eric Garner. “Người da trắng đã cảm thấy thoải mái hơn khi mở lòng về vấn đề này”, ông Roberts nhận xét.

Ngoài ra, phong trào biểu tình Black Lives Matter cũng lan tới nhiều thị trấn nhỏ của bang Illinois và Texas, vốn được coi là những “khu vực phân biệt chủ‌ng tộ‌c nhất” tại Mỹ.

Eric Wood, một công dân tại thủ đô Washington D.C., cho biết ông tham gia biểu tình chống nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c từ năm 2012. Song ông nhận thấy làn sóng đấu tranh ở thời điểm hiện tại là “mạnh mẽ nhất”.

“Cộng đồng người Mỹ gốc Phi và các nhóm thiểu số khác đã đấu tranh trong suốt nhiều năm. Nhờ sự ủng hộ của những người da trắng, tiếng nói của chúng tôi dần trở nên mạnh mẽ hơn”, ông Wood chia sẻ.

Chiến lược táo bạo

Phần lớn các cuộc biểu tình tại Mỹ diễn ra trong ôn hoà. Tại một vài khu vực, các sĩ quan còn tham gia biểu tình và thể hiện sự ủng hộ với phong trào này. Song vẫn có nhiều cuộc đụng độ căng thẳng giữa cảnh sát và người biểu tình.

Tuần trước, hàng chục nhà báo và người biểu tình ôn hoà đã bị lực lượng an ninh Nhà Trắng tấn công bằng đạn cao su và hơ‌i ca‌y. Nhiều người dân tiếp tục xuống đường biểu tình sau khi chứng kiến cảnh sát lạ‌m dụn‌g vũ lực.

Phần lớn các cuộc biểu tình tại Mỹ diễn ra trong ôn hoà. Ảnh: Reuters.

Theo một cuộc thăm dò của đài CNN, 84% người Mỹ đồng tình với phương án biểu tình ôn hoà trong khi 27% người được khảo sát cho rằng các cuộc bạo loạn khốc liệt là một phản ứng phù hợp.

“Chúng ta đều không muốn làm tổn thương ai. Song chúng ta cũng nhận ra rằng bạo loạn là chiến lược chính trị và truyền thông hiệu quả để vấn đề luôn được dư luận quan tâm”, chuyên gia Roberts nhận định.

Thời khắc lịch sử

Người biểu tình đang kêu gọi một cuộc cải tổ cho ngành cảnh sát, bao gồm trang bị camera cá nhân cho các sĩ quan hoặc cắt giảm tài trợ cho lực lượng cảnh sát. Song ông Roberts cho biết còn quá sớm để xác định hiệu quả lâu dài của làn sóng biểu tình lần này.

Người biểu tình đang kêu gọi một cuộc cải tổ cho ngành cảnh sát. Ảnh: Getty Images.

“Phong trào đấu tranh nhân quyền của những năm 1950 đã kéo dài trong suốt nhiều thập kỷ. Dù vậy, chúng ta đang sống ở một đất nước của tự do, nơi các phong trào đấu tranh có thể làm nên thay đổi thực sự”, ông Roberts bày tỏ hy vọng.

Đối với nhiều người biểu tình ở thủ đô D.C., đây là một thời khắc có thể làm nên lịch sử. “Mọi thứ đều có thể thay đổi ở thời điểm hiện tại”, một người biểu tình, Laura Hopman, cho biết. “Tôi muốn là một phần của bước ngoặt to lớn này”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật