George Floyd - ‘gã khổng lồ hiền lành’ trở thành biểu tượng toàn cầu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
George Floyd được bạn bè và gia đình biết đến như một “gã khổng lồ hiền lành“, từng đi tù và nghiện ngập nhưng luôn muốn điều tốt nhất cho con mình.
George Floyd - ‘gã khổng lồ hiền lành’ trở thành biểu tượng toàn cầu
Lễ tưởng niệm George Floyd tại trường trung học Jake Yates ở Houston, Texas, hôm 8/6. Ảnh: AFP.

George Floyd, người đàn ông gốc Phi 46 tuổi mà cái chết dưới tay một cảnh sát da trắng đã biến anh trở thành biểu tượng toàn cầu của cuộc đấu tranh chống phân biệt chủ‌ng tộ‌c và sự tàn bạo của cảnh sát, sẽ được an táng vào ngày 9/6 tại Houston, thành phố nơi anh lớn lên.

Cao 1,93 mét, anh Floyd được bạn bè và gia đình biết đến như một "người khổng lồ hiền lành", một rapper và một vận động viên từng ngồi tù và nghiện ngập nhưng luôn muốn điều tốt nhất cho con mình.

Mơ ước trở thành thẩm phán

Mẹ của Floyd, người mà anh đã gọi tên trước khi qua đời hôm 25/5 tại Minneapolis, chuyển đến Houston ngay sau khi anh ra đời tại Bắc Carolina năm 1973.

Anh lớn lên ở Khu Ba, một khu dân cư nghèo với thành phần chủ yếu là người Mỹ gốc Phi nằm ở trung tâm Houston.

"Chúng tôi không có gì nhiều, nhưng chúng tôi luôn có nhau", anh họ của George Floyd, Shareeduh Tate, nói trong một buổi lễ tưởng niệm vào tuần trước tại Minneapolis.

Waynel se‌ּxton, giáo viên lớp 2 của anh, nói với AFP rằng George, 7 tuổi, từng mơ ước một ngày sẽ trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao.

Tại trường trung học Jake Yates, George Floyd là người anh lớn của rất nhiều nam sinh địa phương.

"Anh ấy đã dạy chúng tôi cách trở thành một người đàn ông bởi vì anh ấy ra đời trước chúng tôi", em trai Philonise nói tại lễ tưởng niệm.

Anh Floyd nổi bật trên sân bóng đá và chơi bóng rổ xuất sắc - anh chơi môn thể thao này từ khi vào đại học.

"Anh ấy là một con quái vật trên sân", anh Philonese nói. "Nhưng trong cuộc sống, nói chung, khi nói chuyện với mọi người, (anh ấy là) một gã khổng lồ hiền lành".

Anh Floyd bỏ học đại học và trở về Houston để giúp đỡ gia đình.

Vào những năm 1990, anh gia nhập giới hip-hop ở Houston với nghệ danh "Big Floyd", và đã có được một số thành công.

Song anh không thể thoát khỏi B.L trong thế giới ngầm ở Houston, và đã bị bắt nhiều lần vì tội trộm cắp và buôn bán m‌a tú‌y. Truyền thông địa phương cho biết anh từng đi tù vào đầu những năm 2000 vì tội trộm có vũ trang, thụ án 4 năm.

Sau khi ra tù, anh dựa vào tôn giáo và trở thành bạn của cha xứ một nhà thờ ở Khu Ba, sử dụng tiếng tăm và tình yêu của anh với ngôi sao bóng rổ Lebron James để lôi kéo các chàng trai trẻ đến nhà thờ, nơi anh dạy họ về tôn giáo và huấn luyện họ chơi bóng rổ.

"Anh ấy rất mạnh mẽ, anh ấy rất biết cách nói năng", anh Philonese nói.

"Tôi không tốt hơn ai hết"

Anh Floyd chuyển đến Minneapolis vào năm 2014 để "thay đổi môi trường" và tìm kiếm việc làm ổn định hơn để giúp đỡ mẹ của con gái mới sinh của hai người, Gianna.

Anh làm tài xế xe tải cho Đội quân Cứu hộ, sau đó làm nhân viên phục vụ tại quán bar, và rồi mất việc khi các nhà hàng của thành phố đóng cửa vì đại dịch.

"Tôi cũng có những thiếu sót và khuyết điểm, và tôi không tốt hơn ai hết", anh Floyd viết trên Instagram vào năm 2017.

"Nhưng, anh bạn, các vụ xả súng vẫn đang xảy ra, anh bạn, tôi không quan tâm anh theo tôn giáo nào, anh bạn, hay anh đang ở đâu, anh bạn. Tôi quý anh, và Chúa yêu anh, anh bạn. Hãy bỏ súng xuống".

Tranh tường tưởng nhớ George Floyd tại Houston, Texas. Ảnh: AFP.

Song vào ngày 25/5, anh Floyd đã chết vì ngạt thở dưới đầu gối của một cảnh sát viên. Những phút cuối cùng của anh, được ghi lại bởi những người ngoài cuộc, ngay lập tức lan truyền khắp thế giới.

Trước đó, anh mới vừa mua thu‌ốc l‌á với hóa đơn 20 USD được cho là giả và đã uống fentanyl, một loại thuốc có tính gây nghiện cao.

Câu nói cuối cùng của anh, "Tôi không thở được", và chân dung của anh đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới, cùng với những lời kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c và sự tàn bạo của cảnh sát.

"Tôi muốn công lý cho anh ấy, và tôi muốn công lý cho anh ấy vì anh ấy tốt bụng. Bất kể ai nghĩ gì, anh ấy vẫn là người tốt", Roxie Washington, mẹ của con gái anh Gianna, hiện đã lên 6, nói.

Anh Floyd sẽ được chôn cất bên cạnh mẹ anh Larcenia, người đã qua đời vào năm 2018, vào ngày 9/6. Anh từng xăm chữ "Cissy", biệt danh của mẹ anh, trên ngực.

Cư dân Khu Ba ở Houston, nơi anh lớn lên, đã thể hiện tình cảm của họ bằng 2 bức tranh tường.

Một bức được vẽ trên bức tường gạch đỏ của khu nhà ở xã hội nơi anh Floyd lớn lên, khắc họa "Big Floyd" với đôi cánh thiên thần và vầng hào quang quanh đầu.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10655
  1. Ông Trump chỉ trích thị trưởng về “khu tự trị” giữa lòng nước Mỹ
  2. Dãy phố bị người biểu tình Mỹ chiếm giữ, quây thành “khu tự quản”
  3. ‘Hãy chấm dứt đau thương’ - em trai George Floyd khẩn cầu Quốc hội Mỹ
  4. Tang lễ George Floyd diễn ra tại quê nhà, gia đình kêu gọi công lý
  5. 5 ngày Nhà Trắng hóa thành ‘pháo đài’ giữa sóng gió biểu tình
  6. Hội đồng Minneapolis hứa ‘giải tán sở cảnh sát’ sau vụ George Floyd
  7. Tổng thống Trump rút Vệ binh quốc gia khỏi Washington
  8. Tổng thống Trump định điều 10.000 lính ứng phó biểu tình khắp nước Mỹ
  9. Cảnh biểu tình choáng ngợp ở Mỹ: Người dân nằm la liệt ra đường, cùng hô vang ‘Tôi không thể thở được’
  10. Thị trưởng tham gia cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở Washington
  11. Cảnh sát Mỹ được yêu cầu không dùng vũ khí gây điếc để chống bạo động
  12. 2 cảnh sát Mỹ bị truy tố vì xô cụ ông 75 tuổi ngã bất tỉnh
  13. Hàng chục ngàn người Mỹ biểu tình, Nhà Trắng thành ‘pháo đài’
  14. Người biểu tình ở thủ đô của Mỹ: Chúng tôi không thể chịu được nữa
  15. Thủ đô Washington đối phó biểu tình quy mô cực lớn
  16. Hàng trăm nghìn người biểu tình khắp nước Mỹ
  17. Người Việt tại Mỹ lao đao trong cơn mất việc, dịch bệnh và bất ổn
  18. ‘Giơ tay lên, đừng bắn’ - biểu tình bùng nổ ở thủ đô và khắp nước Mỹ
  19. Dị ứng cảnh sát
  20. Mỹ bắt 2 sĩ quan cảnh sát xô cụ ông 75 tuổi ngã đập đầu xuống đất
  21. George Floyd xuất hiện trên những bức tường ở khắp thế giới
Video và Bài nổi bật