Dị ứng cảnh sát

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau vụ cảnh sát ghì cổ George Floyd đến chết ngày 25/5, hàng loạt cơ sở giáo dục Mỹ tính chuyện quay lưng với cảnh sát. Một trong bốn hệ thống trường công lớn nhất ở Mỹ là Trường công Chicago (CPS) vừa tiên phong việc này. Cảnh sát dường như ngày càng giảm tính chính danh với công dân của chính mình.
Dị ứng cảnh sát
Ảnh minh họa

Các trường công Chicago, hệ thống trường công lớn thứ tư ở Mỹ với 355.000 học sinh và 642 trường năm học 2019-2020, vừa cắt hợp đồng với cảnh sát. Theo hợp đồng, 33 triệu USD lẽ ra đến tháng 8 sẽ trả cho Sở Cảnh sát Chicago. Nữ sinh d‌a mà‌u di‌ego Garcia 1‌8 tuổ‌i nói cô bất an khi thấy cảnh sát lượn lờ trong đường: “Họ cứ như cầu nối nhà trường với nhà tù vậy”.

Minneapolis – nơi xảy ra cái chết công dân da đen Floyd, cũng đã có bước đi tương tự. Ngày 3/6, Sở Giáo dục Minneapolis dừng hợp đồng thuê cảnh sát địa phương bảo vệ an ninh trường học cho 35.000 HS toàn thành phố. Gần 90% học sinh trong tổng số 1.500 trả lời trong thăm dò trực tuyến cho biết các em rất vui với quyết định.

Nghịch lý ở chỗ hễ thấy cảnh sát là thấy bứt rứt thay vì an toàn và các lỗi của cảnh sát thường bị lờ tít. Craig Futterman, giáo sư luật đại học Chicago trích một thống kê cho thấy 80% cảnh sát toàn liên bang có không dưới bốn lỗi. Có cảnh sát mắc hơn 50 lỗi trong năm năm hành nghề mà không bị hề hấn gì.

Hóa ra cảnh sát ở Mỹ cực khó bị sa thải do họ được che chở bởi Công đoàn Cảnh sát (PU). Mỗi khi có vụ kiện cảnh sát, PU thường ngâm tôm quá trình cứu xét cho đến khi hết hiệu lực điều tra và cảnh sát lại được phục chức. Ngay cả đạo luật liên bang bảo vệ cảnh sát (LEOBR) cũng có khe hở như cho phép cảnh sát biến khỏi hiện trường 2-10 ngày nếu có hành vi sai trái như bắn nhầm chẳng hạn. Thời gian ấy đủ dài để có thể đổi trắng thay đen trong không ít trường hợp, vẫn theo Futterman.

Rõ ràng cảnh sát ngày càng mất tín nhiệm do cách hành xử hung bạo của họ. Cùng chia sẻ cảm xúc có hội đồng nhà trường ở một loạt bang khác của Mỹ như Arizona, North Carolina, Wisconsin, Washington, Oregon, New York và Illinois. Hơn 30% trường tiểu học và 70% trường trung học công lập trên toàn quốc có ấn tượng tiêu cực về cảnh sát với vũ khí lủng lẳng bên mông, theo thống kê 2015-2016 của Trung tâm Quốc gia Thống kê Giáo dục. Nhiều người có lương tri kêu gọi đã đến lúc phải sửa luật bảo vệ cảnh sát, có chế tài chống lạm quyền của Công đoàn Cảnh sát và, nhất là, hạn chế sự can thiệp thô bạo của họ vào nội dung luật.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10655
  1. Ông Trump chỉ trích thị trưởng về “khu tự trị” giữa lòng nước Mỹ
  2. Dãy phố bị người biểu tình Mỹ chiếm giữ, quây thành “khu tự quản”
  3. ‘Hãy chấm dứt đau thương’ - em trai George Floyd khẩn cầu Quốc hội Mỹ
  4. Tang lễ George Floyd diễn ra tại quê nhà, gia đình kêu gọi công lý
  5. George Floyd - ‘gã khổng lồ hiền lành’ trở thành biểu tượng toàn cầu
  6. 5 ngày Nhà Trắng hóa thành ‘pháo đài’ giữa sóng gió biểu tình
  7. Hội đồng Minneapolis hứa ‘giải tán sở cảnh sát’ sau vụ George Floyd
  8. Tổng thống Trump rút Vệ binh quốc gia khỏi Washington
  9. Tổng thống Trump định điều 10.000 lính ứng phó biểu tình khắp nước Mỹ
  10. Cảnh biểu tình choáng ngợp ở Mỹ: Người dân nằm la liệt ra đường, cùng hô vang ‘Tôi không thể thở được’
  11. Thị trưởng tham gia cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở Washington
  12. Cảnh sát Mỹ được yêu cầu không dùng vũ khí gây điếc để chống bạo động
  13. 2 cảnh sát Mỹ bị truy tố vì xô cụ ông 75 tuổi ngã bất tỉnh
  14. Hàng chục ngàn người Mỹ biểu tình, Nhà Trắng thành ‘pháo đài’
  15. Người biểu tình ở thủ đô của Mỹ: Chúng tôi không thể chịu được nữa
  16. Thủ đô Washington đối phó biểu tình quy mô cực lớn
  17. Hàng trăm nghìn người biểu tình khắp nước Mỹ
  18. Người Việt tại Mỹ lao đao trong cơn mất việc, dịch bệnh và bất ổn
  19. ‘Giơ tay lên, đừng bắn’ - biểu tình bùng nổ ở thủ đô và khắp nước Mỹ
  20. Mỹ bắt 2 sĩ quan cảnh sát xô cụ ông 75 tuổi ngã đập đầu xuống đất
  21. George Floyd xuất hiện trên những bức tường ở khắp thế giới
Video và Bài nổi bật