Nga, Trung Quốc và thói đạo đức giả ở Mỹ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo cựu lãnh đạo CIA, sự thù địch, mâu thuẫn giữa các chủ‌ng tộ‌c ở Mỹ đang là mối quan tâm rất lớn đối với những đối thủ của nước này.
Nga, Trung Quốc và thói đạo đức giả ở Mỹ
Nhà hoạt động Martin Gugino bị ngã trên vỉa hè với phần đầu chảy máu trong vụ xô xát với cảnh sát thành phố Buffalo, New York, Mỹ. Ảnh: Reuters

Dấu hiệu của một quốc gia rối ren, bất ổn

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Fox News và được Sputnik dẫn lại, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (CIA) James Clapper cho rằng, Moskva và Bắc Kinh đang lợi dụng tình trạng bất ổn trầm trọng do chia rẽ, mâu thuẫn sắc tộc trên khắp nước Mỹ để vạch trần cho thế giới thấy thói giả nhân giả nghĩa của nước này.

“Nếu chúng ta không lo kiểm soát tình hình và chú ý đến những gì đang diễn ra ở nước ngoài – thì hiển nhiên, điều tôi đang đang nói ở đây là về cuộc chiến thông tin – thì cả người Trung Quốc lẫn người Nga sẽ tận dụng triệt để tình hình bất ổn này để làm bẽ mặt nước Mỹ.

Tất nhiên, họ sẽ tìm cách phơi bày cho thế giới thấy thói đạo đức giả của chúng ta: Chính chúng tôi đây, những người có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền và công lý, nhưng hàng loạt vi phạm nhân quyền rõ ràng đang từng ngày xảy ra trên đường phố của Hoa Kỳ", kênh truyền hình Fox News trích dẫn lời của ông Clapper nhấn mạnh.

Theo cựu lãnh đạo CIA, sự thù địch, mâu thuẫn giữa các chủ‌ng tộ‌c ở nước Mỹ đang là mối quan tâm rất lớn đối với chính những đối thủ của Hoa Kỳ, vì các bên sẽ muốn sử dụng thực trạng chia rẽ này để truyền bá, tuyên truyền những luận điệu chống lại Washington.

Đại diện chính quyền Trung Quốc và Iran hôm thứ Bảy thẳng thừng buông lời chế nhạo trên Twitter về mâu thuẫn giữa chủ‌ng tộ‌c ở Mỹ, cựu Giám đốc CIA cho biết và nhận định, cuộc khủng hoảng hiện tại là thời kỳ dễ bị tổn thương đối với Hoa Kỳ, điều này càng làm trầm trọng thêm một số yếu tố gây bất ổn khác ngày càng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây.

“Tôi thậm chí còn chưa nói về những vấn đề liên quan đến yếu tố kinh tế do đại dịch gây ra, cũng như thực tế là đất nước chúng ta đang ngập tràn trang bị vũ khí”, ông Clapper nói thêm.

Tất cả những điều kể trên cảnh báo dấu hiệu của một quốc gia rối ren, bất ổn.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Hoa Kỳ có vượt qua được cuộc chia rẽ sắc tộc sâu sắc như hiện tại hay không, cựu Giám đốc CIA Clapper cho biết, ông hy vọng rằng nước Mỹ “sẽ sống sót qua cơn bão này”.

Biểu tình chống phân biệt chủ‌ng tộ‌c lan rộng trên toàn cầu

Công dân d‌a mà‌u Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota ghì cổ đến chết hôm 25/5 sau khi bị tố giác dùng tiền giả.

Cái chết của Floyd đã thổi bùng sự giận dữ của dư luận, đặc biệt là cộng đồng người d‌a mà‌u. Làn sóng biểu tình ở Mỹ đã bước sang ngày thứ 12 và lan ra nhiều nơi trên thế giới.

Tại Mỹ, hàng trăm nghìn người ở nhiều thành phố của Mỹ ngày 6/6 đã xuống đường tuần hành trong cuộc biểu tình lớn nhất trong vòng 12 ngày qua kể từ sau vụ Floyd bị cảnh sát Minneapolis ghì cổ hôm 25/5.

Tại thủ đô Washington, hàng nghìn người đã tập trung biểu tình tại các địa điểm như bên ngoài Nhà Trắng, Điện Capitol (Quốc hội Mỹ). Các cuộc biểu tình nhìn chung ôn hòa, người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như "Đừng bắn", "Không thở được" hay "Chúng tôi tuần hành vì hy vọng, không phải vì sự thù ghét".

Nhiều người biểu tình nói chuyện vui vẻ với lực lượng an ninh hoặc thậm chí nhảy múa.

Trong khi đó, hàng trăm người đã quỳ gối khoảng 9 phút bên ngoài một trụ sở văn phòng của Thượng viện để tưởng niệm Floyd, người bị cảnh sát ghì cổ trong gần 9 phút dẫn đến t‌ử von‌g.

Tại New York, hàng nghìn người tập trung gần Công viên trung tâm, trong khi các nhóm khác tuần hành qua cầu Brooklyn vào khu vực trung tâm Manhattan.

Tại bang California, các cuộc tuần hành xảy ra ở nhiều thành phố trong đó có Los Angeles, San Fancisco.

Trong khi đó, tại Anh, ngày 6/6, hàng nghìn người biểu tình phản đối nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c đã đụng độ với cảnh sát tại trung tâm thủ đô London.

Những người tham gia biểu tình để bày tỏ sự bất bình trước nạn lạ‌m dụn‌g vũ lực của cảnh sát Mỹ sau cái chết của George Floyd.

Cuộc biểu tình tại London phần lớn diễn ra ôn hòa, nhưng có một số ít người biểu tình tại khu vực gần nơi ở của Thủ tướng Anh Boris Johnson tại phố Downing đã ném chai lọ vào cảnh sát, buộc lực lượng này có hành động tự vệ và đẩy lui những người biểu tình này.

Trước đó, người biểu tình đã tuần hành ngang qua Đại sứ quán Mỹ ở phía Nam sông Thames, chặn lối đi và giương cao các biểu ngữ phản đối. Sau đó, người biểu tình đã kéo về tòa nhà Quốc hội Anh, giơ cao biểu ngữ với dòng chữ " Black Lives Matter" (Quyền sống cho người da đen), phớt lờ các khuyến cáo của chính phủ là tránh tụ tập đông người do lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Cùng ngày, nhiều cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại các thành phố khác ở nước Anh, cũng như ở nhiều nước châu Âu và châu Á, phản ánh sự tức giận trên khắp thế giới về cách đối xử của cảnh sát đối với những sắc tộc thiểu số.

Tại Đức, khoảng 14.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố Hamburg, trong đó riêng Tòa thị chính thành phố có khoảng 6.000 người tham gia. Một số ga tàu điện ngầm và S-Bahn đã tạm thời bị đóng cửa để hạn chế người biểu tình.

Trong khi đó tại Berlin, quảng trường Alexanderplatz đã kín người biểu tình và nhà chức trách đã phải chặn một số tuyến phố để hạn chế người biểu tình. Dự kiến, ban đầu chỉ là 1.500 người, song thực tế đã có khoảng 10.000 người tham gia. Một bộ phận người biểu tình đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, trong khi phần lớn không tuân thủ những quy định này.

Biểu tình cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác ở Đức như Frankfurt/Main, München, Koln, Stuttgart...

Tại Úc, Tòa án phúc thẩm bang bang New South Wales (NSW) chiều 6/6 đã bác bỏ lệnh cấm biểu tình chống phân biệt chủ‌ng tộ‌c được Tòa tối cao của bang ban hành vào ngày hôm trước, chính thức cho phép những người tham gia biểu tình được tập trung tại Tòa thị chính thành phố Sydney vào chiều cùng ngày.

Từ 3 giờ chiều 6/6, hàng nghìn người dân Sydney đã tuần hành qua các đường phố tại trung tâm thành phố, hô vang khẩu hiệu “Tính mạng người da đen quan trọng” và giương cao các biển hiệu “Tính mạng người da đen quan trọng,” “Chấm dứt cái chết của những người thổ dân bị giam giữ” và “Tôi không thể thở được” trong khi lực lượng cảnh sát cho biết họ cố gắng bảo đảm an toàn cho đoàn diễu hành.

Tại các thành phố lớn khác của Australia như Melbourne, Adelaide, Brisbane... hàng ngàn người cũng đã xuống đường diễu hành và tập trung tại các khu vực trung tâm để phản đối tình trạng đối xử thô bạo với người thổ dân và nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c, kêu gọi các chính trị gia hành động.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật