COVID-19 đe dọa ‘tuần trăng mật’ giữa Trung Quốc và châu Phi

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không chỉ người châu Phi ở quê nhà bất mãn với thái độ của giới chủ người Trung Quốc. Ở hướng ngược lại, người châu Phi ở Trung Quốc cũng cảm thấy họ bị kỳ thị trong cách... trị bệnh mùa COVID. Nguy hiểm hơn là điều này đe dọa quan hệ Trung Quốc và châu Phi.
COVID-19 đe dọa ‘tuần trăng mật’ giữa Trung Quốc và châu Phi
Ảnh minh họa

Ethiopia được kỳ vọng là khu vực đặt chân mới đầy hứa hẹn của Trung Quốc. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi coronavirus tạo ra một phản ứng đang ngày càng đe dọa hủy hoại mối quan hệ mà Bắc Kinh đã đổ sức gieo trồng trong nhiều thập kỷ qua.

Mồi lửa giữa mùa COVID-19

Mồi lửa nhen nhóm cho cuộc khủng hoảng ngoại giao: Sự tức giận đối với việc công dân châu Phi sống ở Trung Quốc bị kỳ thị và sự thất vọng về thái độ của Bắc Kinh trong việc cho các nước châu Phi vay tiền để chống lại bệnh dịch.

Trung Quốc đã chi hàng tỉ USD ở châu Phi kể từ khi nổi lên như một cường quốc tầm cỡ toàn cầu. Bắc Kinh đã đầu tư vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn và thu hút các nhà lãnh đạo châu Phi. Chiến dịch này đã giúp Bắc Kinh mua chuộc bạn bè tại châu Phi và họ trở thành đồng minh Trung Quốc trong các tổ chức đa phương như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới. Chiến lược ngoại giao này làm đảo lộn trật tự thế giới vốn do phương Tây thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Nhưng công cuộc tìm kiếm ảnh hưởng kéo dài hàng thập kỷ ở châu Phi gặp bị thách thức nghiêm trọng khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Hồi đầu tháng 4, một nhóm đại sứ châu Phi ở Bắc Kinh đã viết thư đầy bất mãn cho Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị về chuyện các công dân từ Togo, Nigeria và Bénin sống ở Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, đã bị tống khỏi nhà và bị ép buộc phải thực hiện xét nghiệm COVID-19

Trong một số trường hợp, trang Politico khẳng định họ chứng kiển việc những người đàn ông châu Phi đã bị tống ra khỏi gia đình của họ và thực hiện cách ly một mình trong khách sạn.

Sau khi các video ghi cảnh trên được đăng lên mạng xã hội, một làn sóng bất bình đã lan rộng ở châu Phi và trong cộng đồng người những người gốc Phi di cư. Vụ việc được báo chí phương Tây đăng tải rộng rãi và còn dẫn đến một cuộc tranh luận ngoại giao hiếm hoi giữa các quan chức Trung Quốc và châu Phi.

Nói cách khác, vụ việc phá vỡ một truyền thống kín tiếng bấy lâu nay của các nước châu Phi khi họ lên tiếng về vấn đề của mình với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của lục địa đen.

Thậm chí, Chủ tịch Hạ viện Nigeria Femi Gbajabiamila, đã đăng một đoạn video về việc ông triệu tập Đại sứ Trung Quốc Zhou Pingjian tới văn phòng ông để bày tỏ sự bất bình về một người đàn ông Nigeria bị đuổi khỏi nhà.

Không ai tin rằng Trung Quốc sẽ mất vị trí là đối tác thương mại hay vai trò là chủ nợ trong các khoản vay song phương lớn nhất của châu Phi. Nhưng các nhà phân tích và nhà ngoại giao châu Phi cho rằng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi có khả năng suy giảm rõ rệt. Thái độ miễn cưỡng của Trung Quốc khi tán thành quyết định của G-20 trong việc hoãn các khoản nợ phải thanh toán của châu Phi cho đến cuối năm nay, khiến các nước châu Phi cảm thấy thêm thất vọng.

Cobus van Staden, một nhà nghiên cứu cao cấp tại viện các vấn đề quốc tế Nam Phi cho biết: “Có rất nhiều căng thẳng trong mối quan hệ này. Tôi nghĩ tất cả các chuyện xảy ra lúc này là những biểu hiện mới nhất từ những vấn đề có tính chất dài hạn. Phản ứng chính thức của châu Phi (đối với công dân ở Trung Quốc) đã tính đến tình cảm dân chúng hơn rất nhiều so với bình thường”.

Một số học giả đã ghi nhận cách thức các chính trị gia ở châu Phi nỗ lực ghi điểm trong bầu cử là tận dụng tinh thần bài Hoa, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người bản địa coi sự thành công của Trung Quốc trong khu vực là mối đe dọa đối với chính họ.

Trung Quốc tìm cách hàn gắn

Tibor Nagy, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Các vấn đề châu Phi đã lên án mạnh mẽ cách đối xử của người châu Phi ở Trung Quốc. Bắc Kinh phản đáp bằng cách cáo buộc Washington gieo rắc bất hòa không cần thiết giữa Trung Quốc và châu Phi.

Các quan chức Trung Quốc đã nhanh chóng có những động thái để hàn gắn rạn nứt mới xuất hiện. Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Phi, Liu Yuxi đã công bố một bức ảnh ông chạm khuỷu tay với người đồng cấp châu Phi như lời khẳng định quan hệ Trung Quốc và châu Phi không chia lìa dù trong đại dịch COVID-19.

Tibor Nagy, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Các vấn đề châu Phi đã lên án mạnh mẽ cách đối xử của người châu Phi ở Trung Quốc. Bắc Kinh phản đáp bằng cách cáo buộc Washington gieo rắc bất hòa không cần thiết giữa Trung Quốc và châu Phi.

Đồng thời, Zhang Minjing, cố vấn chính trị tại phái đoàn, đã hạ thấp những rạn nứt Trung Quốc với châu Phi. Zhang nói, Bắc Kinh đã dẫn đầu trong một sáng kiến về giải quyết nợ của châu Phi được G-20 thông qua và cam kết thực hiện tất cả các bước có thể để giúp đỡ các nước nghèo. Về vụ hỗn loạn tại Quảng Châu vừa qua, ông Zhang khẳng định: tình bạn Trung Quốc - châu Phi rắn chắc sẽ không bị ảnh hưởng bởi các sự cố đơn lẻ.

Zhang nhấn mạnh: “Trung Quốc chống lại bất kỳ việc điều trị khác biệt nhắm mục tiêu vào bất kỳ nhóm người cụ thể nào. Trung Quốc và châu Phi là những người anh em và đồng đội tốt. Chúng tôi luôn ở bên nhau dù mưa hay nắng”.

Dù vậy, một loạt quan chức châu Phi muốn Trung Quốc đảm bảo không được xem nhẹ việc đối xử với người châu Phi sống ở Trung Quốc. Moussa Faki, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi, cho biết ông đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Liu Yuxi để bày tỏ mối quan ngại về tình hình, trong khi các đại sứ Trung Quốc ở Nigeria và Ghana cũng được triệu tập để giải thích sự việc trên.

Tổng thống Cyril Ramaphosa của Nam Phi cho biết cách trị bệnh với các công dân châu Phi ở Trung Quốc là không phù hợp với mối quan hệ tuyệt vời tồn tại giữa Trung Quốc và châu Phi, bắt nguồn từ sự ủng hộ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giải phóng thoát khỏi tình trạng thu‌ộc đị‌a ở châu Phi.

Một quan chức cấp cao giấu tên của Liên minh châu Phi cho biết các quan chức Trung Quốc đặc biệt hoảng hốt trước sự việc bị công khai trên mạng xã hội. Tuy nhiên, quan chức này cho biết, nhiều quốc gia châu Phi hài lòng với phát biểu xoa dịu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh sự quan ngại của châu Phi là hợp lý.

Người châu Phi cần tất cả sự giúp đỡ có thể nhận được. Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết tổng sản phẩm quốc nội khu vực cận Sahara sẽ giảm 1,6% trong năm nay do ảnh hưởng của coronavirus, giá dầu thấp và hàng hóa mất giá. Chỉ riêng ở Ethiopia, chính phủ đã ước tính rằng 1,4 triệu việc làm sẽ bị mất trong thời gian bị ảnh hưởng COVID-19.

Giữa tháng 4, châu Phi đã ghi nhận 17.701 trường hợp nhiễm coronavirus và 915 trường hợp t‌ử von‌g. Sau chưa đầy 2 tháng, tính đến lúc này số ca nhiễm được ghi nhận ở châu Phi đã tăng gấp 10 lần và số ca t‌ử von‌g đã gần 5.000. Con số thực tế có thể còn cao hơn do nhiều nước châu Phi không đủ khả năng thực hiện xét nghiệm rộng rãi nhưng tốc độ tăng nhanh như vậy cũng đã phản ánh tình trạng khó khăn của lục địa này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật