Cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch làm việc gấp 3-5 lần bình thường

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian qua, các cấp Công đoàn Y tế đã đồng hành cùng Bộ Y tế để trở thành hậu phương vững chắc, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch.
Cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch làm việc gấp 3-5 lần bình thường
Ảnh minh họa

Tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngân (SN 1977) - công tác tại Khoa Gây mê, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - đã trở về Hà Nội sau hơn 2 tháng tình nguyện tham gia chống dịch tại bệnh viện d‌ã chi‌ến số 3 (TPHCM). 

Gần 2 tháng chị Ngân phải xa chồng con, tham gia chống dịch tại TPHCM. Ban ngày, chị tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19, tối đến chị và các đồng nghiệp lại trau dồi các kiến thức, kỹ năng điều trị bằng việc học online. Nỗi nhớ da diết cô con gái - mới 5 tuổi - chị đành phải kìm nén lại. Chồng chị công tác trong lực lượng vũ trang, thời gian cả hai vợ chồng có thể nói chuyện điện thoại với nhau rất ít. Chị phải tạm gác lại nỗi nhớ con, nhớ gia đình để dồn lực cứu chữa cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Trong quá trình chống dịch tại TP.Hồ Chí Minh, chị Ngân nhận được sự giúp đỡ của bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức về mọi mặt. Mỗi ngày, sau khi kết thúc công việc, chị Ngân và các bác sĩ phải làm việc tại khu có nguy cơ lây nhiễm cao đều yên tâm về nơi ăn uống, ngủ nghỉ. 

Theo PGS-TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam - thời gian qua, trước sự bùng phát dịch COVID-19 ở các tỉnh phía Nam, lực lượng cán bộ y tế phải gánh vác một khối lượng công việc khổng lồ, mỗi người làm gấp 3-5 lần công việc hằng ngày - vốn đã rất áp lực. Ngoài ra, cán bộ y tế phải đối mặt với nguy cơ cao bị lây nhiễm. Không chỉ vậy, khó khăn của 20.000 cán bộ y tế đi tăng cường là về ăn uống sinh hoạt, điều kiện làm việc, phương tiện bảo hộ và trang thiết bị y tế.  

Rất nhiều trường hợp tạm gác lại gia đình để xung phong vào miền Nam chống dịch. Có trường hợp nữ cán bộ y tế đã gửi con nhỏ ở quê, nhờ ông bà chăm sóc để tham gia điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh; có trường hợp nữ nhân viên y tế phải gác lại khó khăn của gia đình (chồng không có việc làm ổn định, con bị bệnh tật) để xung phong vào Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch… 

“Về tinh thần, thời gian cán bộ y tế tham gia chống dịch phải xa cách gia đình lâu; có 20 cán bộ bố mẹ mất cũng không thể về đưa tang, nhiều cán bộ có con cái ốm đau không thể về chăm sóc; nhiều hoàn cảnh cán bộ đi chống dịch nhưng gia đình đặc biệt khó khăn, nhiều cán bộ phải điều trị bệnh nền trong quá trình chống dịch. Áp lực công việc, áp lực tinh thần lớn, nhưng thu nhập lại giảm sút do hầu hết các bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ, không có nguồn thu vì không có người bệnh đến khám và điều trị giảm” - PGS-TS Phạm Thanh Bình cho biết. 

Nhiều hoạt động chăm lo tới cán bộ y tế  

Để chăm lo cho đội ngũ cán bộ y tế yên tâm nơi tuyến đầu chống dịch, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tham mưu Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đề xuất triển khai chế độ phụ cấp phòng chống dịch đồng bộ ở các tỉnh, thành phố theo Nghị quyết số 37/NQ-CP, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8.2.2021về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời để động viên cán bộ tuyến đầu; đề xuất Tổng LĐLĐVN và Bộ Y tế quan tâm đề xuất Chính phủ phong liệt sĩ cho cán bộ y tế hy sinh khi làm nhiệm vụ chống dịch.  

Công đoàn Y tế Việt Nam còn đề xuất và được Tổng LĐLĐVN cho phép triển khai 20.000 thẻ bảo hiểm an toàn cho cán bộ tuyến đầu chống dịch với 4 loại rủi ro đối với cán bộ y tế; đề xuất và được Tổng LĐLĐVN cho phép hỗ trợ cho cán bộ y tế đi tăng cường gói 1 triệu đồng/cán bộ/đợt hỗ trợ dinh dưỡng; gói 2 triệu đồng cho cán bộ y tế đi tăng cường theo Quyết định của Bộ Y tế. 

Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách của Tổng LĐLĐVN, Công đoàn Y tế Việt Nam đã chi cho đoàn viên khoảng 20 tỉ đồng; huy động nguồn lực xã hội hóa chăm lo cho đoàn viên với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Trong đó, Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Báo Lao Động kêu gọi các doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ 750 cán bộ tuyến đầu có hoàn cảnh khó khăn mỗi cán bộ 2 triệu đồng, tổng cộng 1,5 tỉ đồng… 

Công đoàn Y tế Việt Nam còn ký Chương trình phúc lợi đoàn viên với 12 đơn vị doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay để giảm giá từ 15-70 % các sản phẩm phù hợp nâng cao sức khỏe và bảo hộ cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch và thẻ bảo hiểm an toàn; phối hợp với Ngân hàng BIDV hỗ trợ gói an sinh cho cán bộ y tế vay sinh hoạt 50 triệu với lãi suất 1% trong 2 năm và hỗ trọ cho vay xây nhà 5,4%/năm trong 2 năm… 

Những hoạt động trên đã góp phần chăm lo tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ y tế nơi tuyến đầu, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, sớm trở về với người thân, gia đình mình.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13146
  1. TP HCM đề xuất tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 vào cuối năm
  2. TP.HCM dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên
  3. TP.HCM sẽ tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu
  4. TP.HCM sắp tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người có nguy cơ cao
  5. Vì sao hạn chế khu vực bán rượu, bia tại TP.HCM là không cần thiết?
  6. “4 tháng chống dịch TP HCM bằng kinh nghiệm cả đời bác sĩ”
  7. Chủ quán bar tự đặt tiêu chí phòng dịch chờ ngày được phục vụ khách tại chỗ
  8. Phố sủi cảo lớn nhất Sài Gòn
  9. UBND TP HCM chỉ đạo khẩn về nhà trọ, nhà ở cho công nhân
  10. TP.HCM: Quận Bình Thạnh đang tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh từ 12 tuổi
  11. Bí thư Thành uỷ TPHCM: Không thể diễn tả hết những đóng góp của lực lượng y tế chi viện chống dịch COVID-19
  12. Hàng ngàn học sinh khối 12 ở TP.HCM háo hức, hồi hộp được tiêm vắc xin
  13. TP.HCM: Quy trình mới về xử lý F0 tại cộng đồng
  14. Người dân TP.HCM cần biết quy định mới nhất về xử lý F0 Covid-19 tại cộng đồng
  15. Nhà hàng tiệc cưới ở TP.HCM được phép sử dụng rượu bia
  16. F0 nhẹ được đề xuất nơi cách ly
  17. TP.HCM sẽ trả chi phí cho bệnh viện tư tham gia điều trị Covid-19
  18. Cà phê quận 1 đón khách, nhà hàng vẫn lác đác ngày đầu bán tại chỗ
  19. Phương Trang xin gia hạn tổ chức chuyến xe 0 đồng đi đến TP.HCM
  20. TP.HCM: Danh sách nhận hỗ trợ đợt 3 lên tới hơn 7,3 triệu người
  21. TP.HCM: Thí điểm ứng dụng SmartCare quản lý F0 cách ly tại nhà ở Q.Bình Tân
Video và Bài nổi bật