Người dân TP.HCM cần biết quy định mới nhất về xử lý F0 Covid-19 tại cộng đồng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi phát hiện F0 Covid-19 tại cộng đồng, ngành y tế TP.HCM sẽ có 3 bước xử lý và phân loại nguy cơ thấp, cao và rất cao để có cách ly, phong tỏa phù hợp
Người dân TP.HCM cần biết quy định mới nhất về xử lý F0 Covid-19 tại cộng đồng
F0 điều trị tại nhà

Ngày 28.10, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã ban hành hướng dẫn tạm thời quy trình xử lý F0 tại cộng đồng gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận, huyện, TP.Thủ Đức; Trung tâm y tế quận, huyện và TP.Thủ Đức; Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC).

Quy trình xử lý F0 tại cộng đồng gồm 3 bước:

Bước 1: Phát hiện F0

F0 được phát hiện thông qua xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh từ các nguồn, như: từ bệnh viện, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tự test… Các trường hợp có kết quả dương tính với xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh đều được xem là F0 và đưa vào chăm sóc, quản lý. Đối với trường hợp là người dân tự làm xét nghiệm, nếu không đủ chứng cứ để xác định rõ thì thực hiện lại test nhanh. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn phân công cho nhân viên chuyên trách hoặc Trạm Y tế thực hiện. Tất cả các phòng xét nghiệm, cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 phải nhập ngay thông tin vào phần mềm Quản lý chuỗi lây nhiễm (CDS).

Bước 2: Xử lý ổ dịch gia đình

Theo hướng dẫn này, nơi ở của F0 được xem là ổ dịch hộ gia đình và phải được xử lý ngay khi xác định thông tin F0 .

Cụ thể, test nhanh ngay cho tất cả các thành viên sống cùng nhà với F0 và cách ly hộ gia đình 14 ngày kể từ ngày phát hiện ca F0 đầu tiên trong hộ; dán biển cảnh báo trước nhà: "ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 " (nền đỏ, chữ vàng).

Tiếp đến là chăm sóc F0. Đó là khám, đánh giá dấu hiệu suy hô hấp, nếu có thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96% thì gọi tổ phản ứng nhanh đến cấp cứu và chuyển người bệnh vào bệnh viện. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì cho cách ly điều trị tại nhà (nếu đủ điều kiện) và cấp túi thuốc A - B , C. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng không đủ điều kiện cách ly và chăm sóc tại nhà (không có người chăm sóc, không có điều kiện phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình). F0 sẽ tự đề nghị địa điểm cách ly phù hợp (tại cơ sở cách ly của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở cách ly có thu phí, khu cách ly tập trung của địa phương).

Nếu tại địa bàn phường, xã phát hiện trên 10 hộ có F0 thì phải kích hoạt 1 trạm y tế lưu động để quản lý, chăm sóc F0 tại nhà; nếu trên 50 - 100 hộ có F0 thì kích hoạt thêm trạm y tế lưu động.

Trạm Y tế lưu động hướng dẫn người trong hộ gia đình đang cách ly tự thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình , nhất là bảo vệ các đối tượng nguy cơ cao (người 65 tuổi, người trên 50 tuổi mắc bệnh nền, người béo phì có BMI > 25, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh 2 tuần); thực hiện xét nghiệm ngay cho người phát hiện có triệu chứng trong thời gian cách ly.

Sau 14 ngày xét nghiệm lại toàn hộ gia đình để quyết định kết thúc cách ly. Lưu ý, trong thời gian cách ly, nếu phát hiện thêm F0 trong cùng hộ gia đình thì không tính thêm thời gian cách ly cho những người còn lại trong hộ.

Bước 3: Điều tra ổ dịch cộng đồng

Theo Sở Y tế, ổ dịch cộng đồng là khu vực dân cư có từ 2 hộ gia đình có F0 trở lên.

Theo đó, ngay sau khi xác định ổ dịch hộ gia đình, cần khẩn trương rà soát, điều tra thông tin dịch bệnh trong khu vực, nếu có thêm trường hợp ổ dịch hộ gia đình khác trong cùng khu vực thì tiến hành điều tra sơ bộ để chẩn đoán “ổ dịch cộng đồng”.

Việc này dựa trên 5 tiêu chí sau:

Có ít nhất 2 hộ gia đình có F0 trong cùng khu vực.

Mức độ giao lưu trong khu vực (hẻm nhỏ, chật hẹp, đông người, thói quen, tập quán sinh hoạt ... ).

Mức độ giao tiếp với bên ngoài khu vực (người trong khu vực là shipper hoặc làm việc trong các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như chợ, siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại, cơ sở y tế... ).

Tình trạng tiêm chủng của dân cư trong khu vực.

Đã từng là ổ dịch.

Sau đó, tạm thời phong tỏa khu vực “ổ dịch cộng đồng” (theo phạm vi đã xác định) trong 24 giờ để thông báo cho người dân trong khu vực biết tình hình ổ dịch cộng đồng, hướng dẫn người dân biết và tuân thủ các quy định quản lý ổ dịch. Song song đó là huy động lực lượng thực hiện test nhanh trong vòng 2 - 4 giờ cho tất cả người dân trong ổ dịch để đánh giá mức độ nguy cơ. Từ kết quả xét nghiệm tầm soát “ổ dịch cộng đồng” và đặc điểm khu vực dân cư, tiến hành phân loại nguy cơ của ổ dịch theo mức độ nguy cơ: thấp, cao và rất cao theo tiêu chí.

Người dân trong các ổ dịch cộng đồng sẽ đi lại như thế nào?

Theo hướng dẫn của Sở Y tế, ổ dịch được phân loại nguy cơ thấp khi tất cả các tiêu chỉ đều mức độ thấp (màu vàng): Tỷ lệ F0 trong cùng khu vực dưới 10%, mức độ giao lưu trong khu vực và giao tiếp với bên ngoài thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin trên 80%, đã từng là ổ dịch trước đó 3 tháng.

Với ổ dịch nguy cơ thấp, xét nghiệm mỗi 5 ngày/lần (test nhanh mẫu gộp theo hộ gia đình) cho mỗi người dân trong ổ dịch (trừ các hộ có F0) đến khi không còn phát hiện F0. Người có kết quả xét nghiệm âm tính được đi lại và sinh hoạt bình thường nhưng không được tham dự những sự kiện tập trung trên 20 người, tự theo dõi sức khỏe và khai báo với trạm y tế địa phương khi có triệu chứng để được xét nghiệm ngay.

Ổ dịch được phân loại nguy cơ cao (màu cam) khi có từ 10% đến 30% F0, mức độ giao lưu, giao tiếp trong khu vực và bên ngoài vừa, tỷ lệ tiêm vắc xin từ 60-80%, đã từng là ổ dịch trước đó 6 tháng.

Với ổ dịch được phân loại nguy cơ cao, xét nghiệm mỗi 3 ngày/lần (test nhanh mẫu gộp theo hộ gia đình) cho mỗi người dân trong ổ dịch (trừ các hộ có F0) đến khi không còn phát hiện F0. Người có kết quả xét nghiệm âm tính được đi lại nhưng giới hạn việc giao tiếp, ghi nhớ người và nơi đã giao tiếp nếu có, không được tham dự những sự kiện tập trung trên 10 người, tự theo dõi sức khỏe và khai báo y tế mỗi ngày, xét nghiệm khi có triệu chứng.

Ổ dịch được phân loại nguy cơ rất cao (màu đỏ) là khu vực có trên 30% hộ dân có F0, mức độ giao lưu trong khu vực và bên ngoài cao, tỷ lệ tiêm đủ vắc xin dưới 60% và từng là ổ dịch (hoặc chưa) trong vòng 6 tháng trước .

Ổ dịch nguy cơ rất cao thực hiện phong tỏa cứng cả khu vực ổ dịch, xét nghiệm mỗi 2 ngày/lần và ít nhất 3 lần, nếu không còn phát hiện F0 thì giải tỏa (chỉ còn cách ly các hộ gia đình có F0). Quản lý nghiêm khu vực phong tỏa, đảm bảo cách ly tuyệt đối nhà với nhà .

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu, trong quá trình quản lý F0, ổ dịch tại cộng đồng, thường xuyên điều tra và đánh giá lại tình hình để quyết định việc mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi ổ dịch Covid-19 .

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13146
  1. TP HCM đề xuất tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 vào cuối năm
  2. TP.HCM dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên
  3. TP.HCM sẽ tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu
  4. TP.HCM sắp tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người có nguy cơ cao
  5. Vì sao hạn chế khu vực bán rượu, bia tại TP.HCM là không cần thiết?
  6. “4 tháng chống dịch TP HCM bằng kinh nghiệm cả đời bác sĩ”
  7. Cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch làm việc gấp 3-5 lần bình thường
  8. Chủ quán bar tự đặt tiêu chí phòng dịch chờ ngày được phục vụ khách tại chỗ
  9. Phố sủi cảo lớn nhất Sài Gòn
  10. UBND TP HCM chỉ đạo khẩn về nhà trọ, nhà ở cho công nhân
  11. TP.HCM: Quận Bình Thạnh đang tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh từ 12 tuổi
  12. Bí thư Thành uỷ TPHCM: Không thể diễn tả hết những đóng góp của lực lượng y tế chi viện chống dịch COVID-19
  13. Hàng ngàn học sinh khối 12 ở TP.HCM háo hức, hồi hộp được tiêm vắc xin
  14. TP.HCM: Quy trình mới về xử lý F0 tại cộng đồng
  15. Nhà hàng tiệc cưới ở TP.HCM được phép sử dụng rượu bia
  16. F0 nhẹ được đề xuất nơi cách ly
  17. TP.HCM sẽ trả chi phí cho bệnh viện tư tham gia điều trị Covid-19
  18. Cà phê quận 1 đón khách, nhà hàng vẫn lác đác ngày đầu bán tại chỗ
  19. Phương Trang xin gia hạn tổ chức chuyến xe 0 đồng đi đến TP.HCM
  20. TP.HCM: Danh sách nhận hỗ trợ đợt 3 lên tới hơn 7,3 triệu người
  21. TP.HCM: Thí điểm ứng dụng SmartCare quản lý F0 cách ly tại nhà ở Q.Bình Tân
Video và Bài nổi bật