Người yêu thiên văn ngắm “sao chổi Quỷ” gần Mặt trời nhất vào 21/4

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 71 năm, ’sao chổi Quỷ’ sẽ đạt điểm gần Mặt trời nhất vào ngày 21/4 và ở gần Trái đất nhất vào ngày 2/6. Người yêu thiên văn ở nhiều nước sẽ có cơ hội quan sát sao chổi 12P/Pons-Brooks.
Người yêu thiên văn ngắm “sao chổi Quỷ” gần Mặt trời nhất vào 21/4
Ảnh minh họa

Sao chổi 12P/Pons-Brooks hay còn gọi " sao chổi Quỷ" sẽ đạt điểm gần Mặt trời nhất vào ngày 21/4 và ở gần Trái đất nhất vào ngày 2/6. Theo đó, sau 71 năm, những người yêu thiên văn mới có thể quan sát sao chổi này.

Nếu bỏ lỡ dịp này, mọi người sẽ phải chờ đến lần tiếp theo để quan sát sao chổi 12P/Pons-Brooks là vào 71 năm sau (tức năm 2095). Do đó, đối với hầu hết mọi người, đây sẽ lần duy nhất trong đời họ được nhìn thấy sao chổi 12P/Pons-Brooks.

Các chuyên gia cho hay "sao chổi Quỷ" đang tiến gần đến Trái đất. Do sao chổi 12P/Pons-Brooks rất sáng nên những người yêu thiên văn tại nhiều quốc gia sẽ có cơ hội quan sát nó.

Mặc dù sao chổi 12P/Pons-Brooks được gọi với cái tên "sao chổi Quỷ" nghe khá đáng sợ nhưng nó không gây ra mối đe dọa nào cho Trái đất cũng như con người.

Thay vào đó, do độ sáng của sao chổi 12P/Pons-Brooks nên mọi người cơ hội hiếm có để chiêm ngưỡng điều kỳ diệu của vũ trụ.

"Sao chổi Quỷ" nằm trong nhóm sao chổi băng lạnh, nghĩa là nó phun trào bụi, khí và băng khi áp suất tích tụ bên trong do bị nung nóng.

Một đợt phun trào như trên xảy ra vào năm 2023 đã khiến sao chổi 12P/Pons-Brooks sáng lên gấp hàng trăm lần và được gọi với biệt danh "sao chổi Quỷ" sau khi đám mây mù bao quanh nó tạo thành hình chiếc sừng giống của quỷ dữ.

Sao chổi 12P/Pons-Brooks được cho là có một hạt nhân với đường kính khoảng 30 km.

Với màu xanh lá cây, các chuyên gia cho biết hiện có thể quan sát "sao chổi Quỷ" khi nó phóng qua thiên hà Andromeda (thiên hà Tiên Nữ) trên bầu trời đêm. Sao chổi này sẽ sáng hơn trong những tuần tiếp theo.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật