Tận mắt nhìn loạt sinh vật biển kỳ lạ Việt Nam tung tăng bơi lội

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cua móng ngựa, tôm bác sĩ, cá mặt quỷ... là những sinh vật biển độc lạ thuộc hàng top thế giới đang được nuôi trong các bể kính của viện Hải dương học ở thành phố Nha Trang.
Tận mắt nhìn loạt sinh vật biển kỳ lạ Việt Nam tung tăng bơi lội
Sinh vật biển tròn ủm, có màu đỏ rực rỡ này thường được gọi là “táo biển“. Đây là một loài hải sâm thuộc chi Pseudocolochirus, phổ biến ở các vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái B

Còn đây là một con trai tai tượng, loài thân mềm hai mảnh vỏ có kích cỡ khổng lồ thuộc họ Tridacnidae. Loài lớn nhất trong họ này có thể dài tới 1,3 mét, nặng hàng trăm kg. Ở Việt Nam, chúng được ghi nhận ở các vùng biển phía Nam và quần đảo Trường Sa.

Một con so, hay cua móng ngựa (Carcinoscorpius rotundicauda) là một trong bốn loài giáp xác họ Sam (Limulidae) còn tồn tại trên Trái Đất. Do chỉ biến đổi rất ít so với các tổ tiên tồn tại cách đây 400 triệu năm, các con vật này được coi là hóa thạch sống trong thế giới tự nhiên.

Tôm bác sĩ (Lysmata amboinensis) là một loài tôm kỳ lạ sinh sống ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có các vùng biển của Việt Nam. Tên gọi tôm "bác sĩ" xuất phát từ việc loài tôm này hay bám vào mình các loài cá để lau dọn ký sinh trùng và mô chết.

Một chú cá ngựa mặt trắng (Hippocampus kelloggi) bám vào rong nho ở bể nuôi của viện Hải dương học. Trong tất cả các loài cá đã biết, cá ngựa được coi là nhóm cá kỳ lạ bậc nhất, với nhiều đặc điểm có 1-0-2 về hình dạng cũng như tập tính.

"Hòn đá" xù xì này là một chú cá mặt quỷ (chi Synanceia). Do hình thức ngụy trang đặc biệt, chúng còn được gọi là cá đá. Những chiếc gai trên lưng và hậu môn loài cá biển này có độc tố mạnh có thể gây chết người. Dù vậy thịt của chúng lại ngon tuyệt.

Họ Cá nóc (Tetraodontidae) gồm nhiều loài cá có khả năng phình to c‌ơ th‌ể để kẻ thù không thể nuốt vào bụng. Trong họ này, cá nóc nhím (Diodontidae) là nổi tiếng nhất. Chúng có thể biến mình thành một quả cầu đầy gai nhọn khiến kẻ thù không dám đụng vào.

Cá mao tiên (Pterois volitans) có màu sắc sặc sỡ, vây cá dài, xòe rộng rất đẹp mắt, được coi là một "nữ hoàng" của rạn san hô. Dù vậy, ẩn sau vẻ đẹp quyến rũ của loài cá này là một mối nguy hiểm chết người. Những chiếc vây dài của cá thực chất là những chiếc gai lớn có độc tố mạnh.

Cá ép (Remora remora) có một đĩa bám trên đầu giúp chúng bám vào các loài cá lớn và cả những chiếc tàu biển, giúp chúng đi "quá giang" miễn phí khắp các đại dương. Loài cá này có thể dài đến 1m.

Cá chình (bộ Anguilliformes) gồm những loài cá bí ẩn thường chui rúc trong các khe đá ngầm. Chúng có thân dài uyển chuyển như rắn, bộ răng sắc nhọn và cơ hàm cực khỏe. Một cú đớp của cá chình có thể gây thương tích trầm trọng cho con người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật