Sản xuất công nghiệp Lào Cai vượt khó

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vượt qua nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2022 của tỉnh Lào Cai vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định.
Sản xuất công nghiệp Lào Cai vượt khó
Ảnh minh họa

Vượt qua nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2022 của tỉnh Lào Cai vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng đều ở cả 3 lĩnh vực là khai thác, chế biến chế tạo và điện nước.

Ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cho biết, 9 tháng năm 2022 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai khá ổn định, đặc biệt sau khi địa phương kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh COVID-19 thì các doanh nghiệp sản suất đã tập trung trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đạt gần 35.000 tỷ đồng tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, hoạt động về sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, điện nước có sự tăng trưởng từ 12-24% so với cùng kỳ năm 2021.

Để có được kết quả trên, ngành công thương tỉnh Lào Cai đã bám sát chủ trương, định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn, xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, nắm sát với tình hình thực tế. Triển khai đầy đủ, sâu rộng các cơ chế, chính sách, quy định, sự chỉ đạo của Trung ương và địa phương đến các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Đặc biệt, thời gian qua, phòng chống dịch bệnh COVID-19 được đặc biệt quan tâm, nhất là trong các khu, cụm công nghiệp.

Tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh COVID-19, đầu tư đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất và bố trí nhân lực đảm bảo phòng, chống dịch. Các đơn vị sản xuất công nghiệp đã tích cực xây dựng lại kế hoạch sản xuất, tối ưu công nghệ; sắp xếp lại lao động, tiết giảm chi phí, chủ động nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

Một số mặt hàng thế mạnh của công nghiệp Lào Cai là đồng, gang thép, phân bón vẫn có giá bán cao thị trường tiêu thụ ổn định là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất.

Việc một số dự án như: Nhà máy đồng Bản Qua đi vào hoạt động ổn định, nhà máy dệt may, phốt pho đỏ, axit điện tử (công suất 60.000 tấn/năm); axit photphoric nhiệt (công suất 6.600 tấn/năm), 4 nhà máy thủy điện với tổng công suất 48,5 MW… hoàn thành đi vào hoạt động góp phần cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp có sự ổn định.

Ông Đoàn Vũ Long, Phó giám đốc, Chủ tịch công đoàn Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai - Vimico chia sẻ, 9 tháng năm 2022, Chi nhánh luyện đồng Lào Cai gặp nhiều khó khăn trong tình hình chung của dịch COVID-19, đặc biệt giai đoạn đầu năm số lượng ca bệnh F0 của chi nhánh tăng cao.

Ngoài ra, chính sách phòng dịch COVID-19 của Trung Quốc đã dẫn tới các cửa khẩu của khu vực Lào Cai nói riêng cũng như các cửa khẩu giao thương với Trung Quốc rất hạn chế, gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng vật tư phục vụ quá trình sản xuất của chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.

Trước các khó khăn, Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo hiệu quả sản xuất tốt nhất. Trong khi ca bệnh F0 đang nhiều trong chi nhánh đã tổ chức cán bộ trong chi nhánh luân phiên nghỉ và tăng ca tăng kíp sao cho đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục.

Ngoài ra, khi chính sách thông quan đang bị hạn chế, các vật tư nhập khẩu cho nhà máy gặp khó khăn đã kịp thời báo cáo cấp trên để tìm ra nguồn hàng cung cấp khác để đẩy mạnh việc sử dụng nguồn hàng trong nước.

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp ứng dụng kỹ thuật, công nghệ để tăng năng xuất của các dây chuyền, tiết giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu.

Với nhiều giải pháp đồng bộ khắc phục khó khăn, 9 tháng năm 2022, Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai đã sản xuất được 22.572 tấn đồng, hoàn thành 74% kế hoạch năm. Ngoài ra, các chế độ chính sách cho người lao động được duy trì tốt, 100% người lao động đủ việc làm, thu nhập đảm bảo theo kế hoạch xây dựng bình quân 12,3 triệu đồng/người/ tháng.

Đơn vị còn kết hợp với y tế địa phương 100% tiêm phòng mũi 4 cho cán bộ 2 nhà máy với số lượng hơn một ngàn cán bộ, công nhân nhân viên.

Chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên của năm 2022 tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Cũng theo ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, cùng với những khó khăn do dịch bệnh, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua đã bộ lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Chi phí nguyên liệu đầu tăng, chi phí vận tải, logistics vẫn ở mức cao, thiếu hụt lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực; việc nhập khẩu nguyên vật liệu và giao hàng vẫn còn chậm trễ; đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng của cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu.

Thiếu nguyên liệu quặng apatit cho sản xuất phân bón, hó‌a chấ‌t nên không giải phóng được năng lực sản xuất, tận dụng được thời cơ phát triển khi giá bán tăng cao, thị trường tiêu thụ tốt.

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà đầu tư. Tình trạng thiếu nguyên liệu quặng apatit cho các nhà máy sản xuất phân bón, hó‌a chấ‌t nên các nhà máy cơ bản sản xuất không hết công suất. Một số dự án lớn như VTM, DAP, Apatit… còn nhiều khó khăn vướng mắc, mới giải quyết được vấn đề tạm thời, trước mắt.

Trước thực tế trên, ngành công thương Lào Cai đã chủ động tham mưu, chỉ đạo các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sản xuất, cắt giảm chi phí không cần thiết, duy trì hoạt động sản xuất ổn định. Đồng thời, nắm bắt kịp thời diễn biến dịch bệnh, tình hình sản xuất, kinh doanh, tập trung tháo gỡ nhanh, dứt điểm các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền và đề xuất cấp trên giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Đơn vị tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công nghiệp đang triển khai. Tham mưu đề xuất kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ do lỗi chủ quan của nhà đầu tư để giao cho đơn vị khác đủ năng lực để phát huy hiệu quả của dự án.

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng định hướng phát triển ổn định lâu dài; trong đó, tập trung vào các loại khoáng sản trữ lượng lớn: sắt, đồng, apatit, graphit, đất hiếm... Phối hợp chặt chẽ với ngành Tài nguyên Môi trường, UBND các huyện và các nhà đầu tư sớm đưa các dự án thủy điện hoàn thành vào phát điện chính thức

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật