Nuôi loài con cả ngày không kêu, hễ thấy người là lủi mất, nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Nguyễn Đức Cải, thôn An Dụ (xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) đang nuôi đến 6.000 con ba ba thương phẩm cho lãi ròng 300 triệu/ năm. Ba ba lớn tới đâu ông bán hết tới đó, khách mua phải đặt hàng từ trước nhiều ngày.
Nuôi loài con cả ngày không kêu, hễ thấy người là lủi mất, nông dân Hải Phòng bỏ túi hàng trăm triệu
Ông Cải xây bờ kiên cố ngăn cách để thả gối ba ba trong từng ao. Ảnh: Thu Thủy

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, sau khi nghỉ chế độ bệnh binh về địa phương ông Cải tích cực tham gia công tác xã hội, giữ nhiều vị trí trong thôn, xã. Hăng say lao động, rất thích làm nông nghiệp để tăng thu nhập cho gia đình.

Vốn là người có tư duy sáng tạo trong sản xuất, ông Cải luôn tìm tòi, học hỏi nắm bắt tình hình sản xuất mới, kỹ thuật mới. Ông đi nhiều nơi, tiếp cận nhiều mô hình vật nuôi mới, độc lạ, mang về nhà nuôi thử.

Xem Video: Nuôi ba ba hàng ngàn con, cả ngày không kêu một tiếng, ông nông dân Hải Phòng bán đắt hàng

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi ba ba với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Cải cho hay, ông biết đến mô hình nuôi ba ba qua những người bạn cùng làm. Thấy ba ba là một loài động vật sống hoang dã, tuy nhiên lại rất dễ nuôi trong ao, hồ, bể nhỏ. Gia đình lại sãn có ao rộng ông mang cải tạo một phần, mua 400 ba ba con về nuôi. 

Thấy ba ba sinh trưởng và phát triển rất tốt, tỉ lệ sống đạt cao nên ông Cải đã mạnh dạn mở rộng thêm diện tích xây ao lên đến 2000 m2.

Trò chuyện cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Cải cho biết, ông rất mê nuôi loài động vật này vì chúng thích ăn động vật cả sỗng lẫn chết như: giun, ốc, hến, cá, các phế phẩm từ trâu, bò, lợn, gà… Ngay tại địa phương ông Cải sinh sống có đến hàng trăm hộ chăn nuôi gà công nghiệp. Những con gà bệnh, gà chết người nuôi bỏ đi, ông Cải đi gom về làm sạch để tủ cấp đông làm thức ăn hàng ngày cho ba ba.

Ba ba ông Cải nuôi là giống ba ba xanh, ba ba này có ưu điểm đó là sức đề kháng tốt, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với thời tiết của miền bắc. Sau 2 năm ba ba có thể cho trọng lượng từ 1,5 – 2 kg. Ông Cải nuôi khoảng 3 năm mới bắt đầu xuất bán.

Ông Cải thường xuyên kiểm tra bệnh nấm để kịp thời chữa bệnh cho ba ba. Ảnh: Thu Thủy

Theo ông Cải, để ba ba thương phẩm có hàng bán quanh năm, ông đã tiến hành xây dựng nhiều ao liền nhau, nuôi gối nhiều kích cỡ từ nhỏ đến lớn. Ba ba to xuất bán thì lại thả gối ba ba nhỏ vào nuôi. Cứ từ năm thứ 4 trở đi nhà ông Cải thường xuyên có ba ba xuất bán.

Ba ba là một loài động vật rất nhạ‌y cả‌m với nhiệt độ, ba ba phát triển mạnh nhất khi thời tiết ấm nóng. Vào mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba thường rút ở trong bùn dưới đáy ao để giữ ấm.

Ba ba ông Cải đang nuôi là giống ba ba xanh. Ảnh: Thu Thủy

Nuôi ba ba không khó chỉ cần cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ, Trong quá trình nuôi ba ba rất hay bị bệnh nấm nên thi thoảng phải bơm nước ra vào ao làm sạch môi trường ao nuôi cho ba ba luôn khỏe mạnh. Lúc thu hoạch ba ba xong nạo vét bùn, xử lý mầm bệnh bằng vôi bột.

"Ba ba có tính hung dữ như nhiều loài động vật ăn thịt, tuy nhiên chúng lại nhút nhát, thường chạy trốn khi nghe thấy tiếng động hoặc bóng người và súc vật qua lại. Ba ba sống được cả trên cạn và dưới nước, chúng hay bò lên bờ vào ban đêm, cũng có lúc một số con bò lên bờ cả ban ngày", ông Cải cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết thêm.

Những con ba ba khách hàng gọi đặt được ông Cải bắt thả vào bể sẵn. Ảnh Thu Thủy

Hiện, gia đình ông Cải đang có tất cả 14 ao nuôi ba ba với hơn 6000 ba ba với đầy đủ chủng loại từ vài lạng đến chục kg. Ông Cải đang bán với giá 350 nghìn / kg với những loại ba ba từ 1 -1,5 kg, giá 450 - 500 nghìn/ kg với ba ba từ 2 kg trở lên

Đánh giá về mô hình nuôi con ba ba của gia đình ông Cải, Chủ tịch HND xã Khởi Nghĩa, anh Lương Văn Thiết cho rằng, đây là mô hình khá phù hợp với những gia đình có đầm, ao như gia đình ông Cải.

"Cả huyện Tiên Lãng cũng chỉ có khoảng 1 - 2 người đang nuôi loài động vật này. Đây là mô hình đáng để người dân tìm đến tham quan, học hỏi và nhân rộng" – ông Thiết nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật