Chiếc smartphone mà bạn coi như báu vật lại có thể trở thành “tội đồ” quay lại “cắn chủ”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Smartphone hiện nay rất phổ biến và được sử dụng cho nhiều mục đích hơn bao giờ hết, từ việc liên lạc đến tương tác trên mạng xã hội hay lưu trữ thông tin cá nhân và để truy cập tài khoản ngân hàng vô cùng quan trọng. Điều này cũng có nghĩa là giá trị của những dữ liệu trên Smartphone đối với tin tặc cũng đóng một giá trị và tầm cao mới.
Chiếc smartphone mà bạn coi như báu vật lại có thể trở thành “tội đồ” quay lại “cắn chủ”
Ảnh minh họa

Có những giới hạn nhất định mà các nhà sản xuất có thể làm để ngăn chặn truy cập trái phép và gián điệp. Dù được chứng minh là an toàn hơn máy tính nhưng không có nghĩa là Smartphone có thể ngăn chặn tất cả các hoạt động không mong muốn.

Bên cạnh đó, nếu bạn có thói quen lưu trữ những thông tin có giá trị trên điện thoại của mình, thông tin đó rõ ràng có thể bị đánh cắp, nhưng bất kể nội dung trên điện thoại của bạn là gì, việc bạn cài đặt ứng dụng sai vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ lớn. Một ứng dụng độc hại có thể chạy quảng cáo vô hình trong nền nhằm mục đích gian lận. Hoặc nó cũng có thể hiển thị cửa sổ bật lên lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân. Nhiều ứng dụng cũng theo dõi hành vi của người dùng cho mục đích quảng cáo và điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện khi có sự đồng ý của người dùng.

Mặc dù Smartphone cung cấp rất nhiều biện pháp bảo vệ chống lại những mối đe dọa này, nhưng trong rất nhiều trường hợp, nó thực sự có thể trở thành "tội đồ" của bạn. Sau đây là những lý do tại sao Smartphone không an toàn như bạn nghĩ.

1. Smartphone không được cập nhật

Có một sự thật mà rất nhiều người vẫn bỏ qua hoặc ít quan tâm là các bản cập nhật smartphone cần được cài đặt thường xuyên. Tin tặc luôn tìm ra những lỗ hổng mới và mục đích chính của các bản cập nhật là để sửa các lỗ hổng này khi chúng được phát hiện. Nếu không được cập nhật, Smartphone của bạn sẽ không được bảo vệ khỏi sự cố này.

Việc sử dụng những chiếc điện thoại lỗi thời về mặt bảo mật giống như là một vấn đề tự nguyện ở tất cả những người dùng, nhưng một phần cũng có thể là do nhà sản xuất điện thoại không còn cung cấp các bản cập nhật bảo mật nữa. Bất kể lý do là gì, một chiếc điện thoại lỗi thời là một nguy cơ bảo mật và không nên được sử dụng cho bất kỳ mục đích quan trọng nào.

2. Ứng dụng chính thức cũng có thể có phần mềm độc hại

Nếu là người luôn quan tâm đến bảo mật, bạn có thể chỉ tải ứng dụng trực tiếp từ App Store của Google hoặc Apple. Điều này bảo vệ bạn khỏi hầu hết các ứng dụng độc hại, nhưng ngay cả những nền tảng này cũng không hoàn hảo. Các ứng dụng độc hại đôi khi vẫn được phê duyệt và do sự phổ biến của những nền tảng này mà chúng có thể đã được sử dụng nhiều trước khi bị gỡ khỏi cửa hàng ứng dụng.

Bạn rất khó tránh khỏi những tình huống này nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ điện thoại của mình bằng cách chỉ tải xuống các ứng dụng nổi tiếng và gỡ cài đặt bất kỳ thứ gì bạn không cần.

3. Các ứng dụng chính thức có thể không tôn trọng quyền riêng tư của bạn

Những ứng dụng mà bạn coi trọng cũng có thể không tôn trọng quyền riêng tư của bạn. Mặc dù không phải tất cả người dùng đều gặp phải những vấn đề này nhưng nếu bạn coi trọng quyền riêng tư của cá nhân mình, hãy cẩn trọng khi chọn ứng dụng mà bạn định cài đặt.

Bất kỳ ứng dụng nào được xuất bản trên các cửa hàng ứng dụng đều phải liệt kê những thông tin mà nó thu thập. Người dùng sẽ đọc được nó là đưa ra những quyết định phù hợp, nhiều ứng dụng miễn phí bởi vì chúng có thể thu thập thông tin cá nhân.

4. Các ứng dụng không chính thức được cài đặt

Nếu bạn tải về những ứng dụng từ các nguồn không chính thức, bạn có thể sẽ vô tình "rước" phần mềm độc hại vào điện thoại của mình. Các cửa hàng ứng dụng chính thức có thể thiếu hoàn hảo, nhưng bạn vẫn được đảm bảo một mức độ bảo vệ nhất định mà nó không được cung cấp ở những nơi khác.

Nếu ai đó muốn quảng cáo một ứng dụng độc hại, thì việc đưa ứng dụng đó được chấp nhận vào một nguồn chính thức là rất khó cho nên xác suất người dùng gặp phải những ứng dụng như vậy cũng rất hiếm. Nhiều tội phạm mạng đã sử dụng các nguồn không chính thức để quảng cáo sản phẩm của chúng.

5. Điện thoại thông minh của bạn không được khóa đúng cách

Một chiếc Smartphone nếu được khóa đúng cách sẽ hiếm khi bị truy cập bởi bất kỳ ai. Tuy nhiên, điện thoại thông minh vốn có nhiều cách để khóa và mức độ hiệu quả mang đến cũng khác nhau, nếu bạn sử dụng mã PIN, mã của bạn chỉ an toàn khi nó ở chế độ riêng tư.

Nhiều người đã nhập mã PIN ở nơi công cộng điều này cũng có thể vô tình để ai đó biết. Tính năng nhận dạng khuôn mặt cũng dễ dàng bị bẻ khóa hơn, bất kể bạn đã làm gì để ngăn chặn sự xâm nhập. Smartphone bị khóa theo cách này có thể được mở khóa bằng cách sử dụng ảnh của chủ sở hữu. Tùy chọn an toàn nhất để khóa thiết bị là mở khóa bằng vân tay hoặc mã PIN mà không ai biết.

6. Bạn đã cho phép quá nhiều quyền trên điện thoại

Đó là quyền kiểm soát hoàn toàn mà những ứng dụng được phép làm. Nếu bạn cài đặt một ứng dụng và không hạn chế những gì ứng dụng đó có thể truy cập, thì về cơ bản bạn đang tin tưởng ứng dụng đó với tất cả dữ liệu của mình. Để tránh vấn đề này, bạn nên cấp càng ít quyền càng tốt ngay cả với các ứng dụng mà bạn tin tưởng.

7. Smartphone không cung cấp bảo vệ chống lừa đảo

Những trang web tấn công giả mạo trực tuyến được thiết kế để lấy cắp thông tin của bạn. Chúng thường yêu cầu bạn đăng nhập vào một trong các tài khoản của bạn và khi làm như vậy, mật khẩu của bạn sẽ bị đánh cắp. Smartphone được thiết kế để bảo vệ khỏi phần mềm độc hại, nhưng chúng hầu như không cung cấp khả năng bảo vệ chống lại lừa đảo.

Mặc dù Smartphone của bạn được bảo mật, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể bị tấn công do sử dụng điện thoại. Để tránh các trang lừa đảo, hãy luôn kiểm tra URL cẩn thận trước khi cung cấp thông tin cá nhân.

8. Pegasus trở thành một mối đe dọa

Mặc dù Smartphone rất khó để hack nhưng không phải là không thể. Pegasus là một phần mềm gián điệp được sử dụng để xâm nhập vào bất kỳ điện thoại thông minh nào và biến nó thành một thiết bị nghe gọi. Sau khi được cài đặt, nó cũng có khả năng sao chép bất kỳ dữ liệu nào mà nó tìm thấy, không may là chưa có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào để chống lại nó.

Trước đây Pegasus vốn chỉ dành cho các thành viên chính phủ và những người bình thường không phải lo lắng về nó. Tuy nhiên, nhiều người đã rất ngạc nhiên khi biết rằng công nghệ này luôn có sẵn cho bất kỳ ai có nhu cầu. Và khi được mua với một mức giá phù hợp, Smartphone thực sự thành nơi để nó lấy cắp thông tin.

Smartphone vẫn có chức năng bảo mật tốt hơn nhiều so với máy tính nhưng vấn đề bảo mật của nó vẫn được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Việc chúng ta vô tình cài đặt những ứng dụng độc hại mang đến những mối nguy hiểm tiềm ẩn bất kể nạn nhân là ai.

Giữ cho điện thoại của bạn an toàn nhất có thể là cách để bạn tự bảo vệ mình. Quan trọng nhất là cẩn thận những ứng dụng bạn cài đặt, những quyền bạn cấp cho chúng và cài đặt bảo mật nào bạn sử dụng nói chung. Ngoài ra, hãy cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo mà hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp bảo vệ người người dùng, ở bất kỳ nền tảng nào.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật