Cô lao công “nhặt cục vàng” về nuôi: “Có tiền cũng không được nó, mà người ta bỏ ở bãi cỏ”

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
‘Giống như cái duyên trời định cho chị làm mẹ nó, nó làm con chị’ – nữ lao công hiếm muộn 9 năm xúc động chia sẻ sau 7 tháng nuôi bé trai bị bỏ trước khu chung cư.
Cô lao công “nhặt cục vàng” về nuôi: “Có tiền cũng không được nó, mà người ta bỏ ở bãi cỏ”
Chị Trang hạnh phúc khi được làm mẹ sau 9 năm hiếm muộn

Sinh con là thiên chức thiêng liêng mà tạo hóa đã dành tặng riêng cho người phụ nữ. Dẫu rằng, không ít người thiếu may mắn trong chuyện sinh nở nhưng bằng cách này hoặc cách khác, họ vẫn có thể có được niềm hạnh phúc mang tên “làm mẹ”.

Lần đầu được làm mẹ sau gần 10 năm hiếm muộn

Chị Nguyễn Thị Thu Trang đã ngoài 40 tuổi, sống cùng chồng và gia đình tại phường Tân Kiểng (quận 7, TP.HCM). Chị là nhân viên dọn vệ sinh theo giờ ở một cơ quan gần nhà, chồng làm thợ hàn, họ kết hôn cũng đã gần chục năm. Thế nhưng, ở độ tuổi mà nhiều người đã ẵm bồng con cháu, gia đình chị Trang vẫn thiếu vắng tiếng cười của trẻ thơ. Chẳng rõ là may mắn hay cơ duyên trời định mà vào tháng 5 vừa qua, nhà chị đã được đón một thiên thần nhỏ cực kỳ đáng yêu.

Tôi đặt tên bé là Hoàng An với hi vọng sau con được an nhàn, an phận sung sướng cuộc đời” – chị mở lời, giới thiệu về đứa con không cùng máu mủ, mới được 7 tháng tuổi của mình. Không ai rõ mẹ Hoàng An là ai, chỉ biết cậu bé được quấn trong tấm vải sơ sinh đã cũ cùng vài món đồ nhỏ rồi đặt trước một chung cư lớn ở quận 7. May mắn, chú bảo vệ phát hiện kịp, đưa bé đến đồn công an khu vực rồi họ tin tưởng, trao cháu lại cho vợ chồng chị Trang chăm sóc. Nghe đâu, lúc mới gặp mẹ nuôi, Hoàng An chỉ có mười mấy ngày tuổi, vậy mà giờ em đã lớn khôn biết đòi ăn, đòi chơi và trở thành niềm động lực tinh thần cho cả gia đình.

Lời khuyên chuyên gia dành cho người suy giãn tĩnh mạch. Khỏi ngay tại nhà...Đừng đầ‌u độ‌c tim bằng hó‌a chấ‌t, nếu huyết áp trên 140/90, hãy ăn 1 muỗng cà phê. Đơn giản..Veneers chèn tốt hơn gấp 300 lần so với răng giả.bệnh suy giãn tĩnh mạch hành hạ tôi suốt 5 năm. Và tôi đã thoát khỏi bệnh này trong 2 ngày

Cậu bé được bà ngoại bế đi khắp con hẻm, cả xóm ai cũng thương yêu

Có con sau 9 năm hiếm muộn, chị Trang và chồng vui mừng không kể xiết. Nữ lao công tâm sự: “Khoảnh khắc được xưng mẹ – con với bé An, tôi hạnh phúc vô cùng. Lần đầu tiên sau mấy chục năm cuộc đời, tôi mới cảm nhận được sự thiêng liêng của thiên chức làm mẹ. Tôi không nghĩ đây là may mắn của riêng ai, nó giống như cái duyên trời định thôi. Nó làm con tôi, tôi làm mẹ nó. Dẫu có khó khăn thì nó cũng con mình rồi, phải lo cho con nên người“.

Bố mẹ ruột của chị Trang cũng vui mừng vì con gái có con, dù chẳng chung huyết thống nhưng vẫn là niềm hạnh phúc. Bởi vậy, trong lúc vợ chồng con gái đi làm, ông bà chính là người thay thế họ chăm sóc Hoàng An. Từ mớm sữa, cho ăn cháo tới đưa võng ru ngủ, ông bà đều một tay lo hết.

Ba mẹ đi làm, ông bà ngoại là người chăm sóc cho em bé

“Con ơi! Sau này có lớn đừng giận mẹ đẻ”

Mỗi ngày chị Trang đi làm từ rất sớm nên gửi con cho bà ngoại. Sau 2 tiếng làm việc, chị về cho bé ăn cháo uống sữa, lo cơm nước rồi cùng chồng nô đùa với con. Vợ chồng chị làm chỉ đủ cơm ăn 3 bữa, có thêm con nên cũng không dư dả bao nhiêu nhưng trong nhà lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười, tới độ hàng xóm vui lây. Thế nhưng, dù đã gần 7 tháng trôi qua, được ôm con mỗi tối nhưng chị vẫn sợ vì biết đâu ba mẹ ruột quay trở lại tìm bé.   

Sợ. Sợ lúc đó không còn ai bên mình, nhưng tới khi ấy thì hay. Giờ quan trọng nhất là mình được nuôi con, như vậy đã đủ hạnh phúc rồi” – chị Trang xúc động, vừa nói vừa nắm chặt bàn tay của Hoàng An rồi ngắm nhìn con thật lâu.

Có Hoàng An, cả nhà chị Trang lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười

Nỗi sợ thường gây ra ám ảnh rồi tự nhiên biến con người trở thành những kẻ ích kỷ, chỉ muốn giữ ai đó ở bên mình mãi mãi. Song, chị Trang lại không mong mình là người mẹ nuôi tồi tệ như vậy. Thương con, mỗi đêm chị đợi Hoàng An ngủ say rồi thủ thỉ: “Con ơi! Sau này có lớn, con đừng giận mẹ đẻ“. Chẳng biết rằng cậu bé có hiểu hay không, nhưng điều đó làm chị an lòng hơn nhiều. Người phụ nữ U50 này còn dự định khi con lớn sẽ kể cho bé nghe về những chuyện đã qua, còn hiện tại chị trân trọng “món quà” mà tạo hóa ban cho mình.

Nhận được yêu thương từ người chẳng chung máu mủ, ấy vậy mà Hoàng An càng lớn càng giống bố mẹ nuôi tới kỳ lạ. Chị Trang hạnh phúc, tự nhủ: “Cuộc đời đen tối quá nhưng có con là hi vọng. Chỉ mong có sức khỏe để làm việc, chơi với con“.

Chồng chị Trang cũng phấn khởi khi trong nhà có tiếng trẻ thơ

Đây! Mẹ của con đây, ngoan. Mẹ của con đây!” và tiếng khóc gắt ngủ của Hoàng An là những âm thanh cuối cùng chúng tôi nghe được khi rời khỏi căn nhà của vợ chồng chị Trang. Vài lời giản dị nhưng lại chứa đựng sự ngọt ngào và sâu sắc của tình mẫu tử giữa “2 mảnh ghép khuyết” của cuộc đời. Mong rằng mẹ con họ sẽ luôn hạnh phúc và an yên. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật