Nga yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ phải có văn phòng đại diện chính thức tại Nga trước năm 2022

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga đã yêu cầu 13 công ty công nghệ nước ngoài (chủ yếu là công ty Mỹ) phải đặt văn phòng đại diện chính thức tại Nga, hạn chót là vào cuối năm 2021, nếu không các công ty này sẽ phải đối mặt với các hạn chế hoặc lệnh cấm liên quan.
Nga yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ phải có văn phòng đại diện chính thức tại Nga trước năm 2022
ảnh minh họa

Roskomnadzor - Cơ quan quản lý truyền thông của Nga đã đưa ra các yêu cầu chi tiết về những việc mà các công ty nước ngoài phải làm để có thể kinh doanh tại Nga, đặc biệt nhắm vào một số công ty đã đặt văn phòng ở Nga (nhưng chưa có văn phòng đại diện chính thức). Luật này đã được ông Putin ký ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07 vừa rồi, thế nhưng vẫn có một số công ty chưa chấp hành, dẫn đến việc phải nộp phạt, cũng như bị "điểm tên" khi Nga hối thúc, buộc toàn bộ các công ty được nêu tên phải hoàn tất việc đặt văn phòng đại diện chính trước năm 2022.

Đặc biệt, trong năm 2021, các công ty công nghệ lớn của Mỹ, bao gồm Google, Facebook, Twitter, TikTok và Telegram đều từng bị Nga phạt vì không tuân thủ việc gỡ bỏ các nội dung "bị Nga cho là bất hợp pháp" xuất hiện trên nền tảng của họ. Apple cũng đang thuộc "tầm ngắm" của Nga, bởi chính phủ nước này cáo buộc rằng hãng đang "lạ‌m dụn‌g vị trí thống lĩnh trên thị trường ứng dụng di động". Roskomnadzor cho biết, các công ty vi phạm luật có thể phải đối mặt với các hạn chế liên quan đến vấn đề quảng cáo, thu thập dữ liệu và chuyển tiền, hoặc sẽ bị cấm hoạt động hoàn toàn tại Nga.

Trong năm 2021, Nga đã thực hiện rất nhiều chính sách và luật mới để hỗ trợ và thúc đẩy lĩnh vực công nghệ nội địa so với các công ty nước ngoài, đề xuất các chính sách thuế đối với các dịch vụ kỹ thuật số do nước ngoài sở hữu, cắt giảm thuế đối với các công ty công nghệ thông tin trong nước, đồng thời thực hiện chính sách yêu cầu các thiết bị điện tử/di động khi mua ở Nga đều phải cung cấp cho người dùng phần mềm Nga khi khởi động máy để sử dụng. Chiến dịch này cũng được các nhà phê bình đánh giá là một trong những nỗ lực mà chính phủ Nga thực hiện nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng Internet, bao gồm việc áp dụng các mức phạt khi lan truyền những nội dung bị cấm tại Nga, cũng như yêu cầu các công ty nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên các máy chủ ở Nga.

Ngoài việc phải có văn phòng đại diện chính thức tại Nga, các công ty nước ngoài cũng phải mở tài khoản trên website của cơ quan quản lý, cũng như phản hồi tương ứng trong việc thực hiện tương tác với người dùng Nga. Ngoài ra, các công ty nước ngoài cũng được yêu cầu không truy cập vào các thông tin mà Nga không cho phép.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật