Luật xử lý vi phạm hành chính: Nhiều điểm mới

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất (Luật số 67/2020/QH14) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua vào ngày 13/11/2020 và chính thức đưa vào áp dụng kể từ ngày 01/01/2022, với nhiều điểm mới bổ sung mới.
Luật xử lý vi phạm hành chính: Nhiều điểm mới
Ảnh minh họa

Đại diện văn phòng luật sư Lê & Trần Vietnam law firm lưu ý một số điều cần hiểu rõ trong quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mới nhất.

Cụ thể, Theo Khoản 2, Điều 1 của luật số 67 sửa đổi, đối với những người đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần: "Chỉ xử phạm khi người vi phạm các hành vi do Pháp Luật quy định. Trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử phạt". "Nếu một cá nhân thực hiện nhiều vi phạm cùng lúc sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Trong trường hợp, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần sẽ được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng”.

Thực tế những năm gần đây, tình trạng vi phạm tài chính tăng mạnh và ngày càng tinh vi. Điều này gây ra nhiều hậu quả lớn cho xã hội, làm thiệt hại đến nền kinh tế quốc gia, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi của người dân. Nhưng mức phạt tối đa trước đây không tương xứng với tính nghiêm trọng của vi phạm, dẫn đến thiếu răn đe và khó phòng ngừa. Chính vì thế, trong Khoản 10, Điều 1 của Luật số 67 đã đưa ra điều chỉnh và bổ sung các hình phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực, như: Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Kinh doanh bất động sản; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Giao thông đường bộ; Giáo dục; Điện lực; Cơ yếu; Báo chí…

So với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thủ tục xử phạt theo hướng tăng thời gian tiến hành một số công việc, sửa đổi thủ tục thực hiện một số công việc bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế, bảo đảm tính khả thi nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng Pháp Luật thời gian qua. Theo đó, Chính phủ quy định cụ thể về thời hạn lập biên bản để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay, bảo đảm phù hợp với từng lĩnh vực quản lý nhà nước; đồng thời, quy định cụ thể về địa điểm lập biên bản, nội dung biên bản và bổ sung quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính qua phương thức điện tử và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Thêm vào đó, Luật số 67 cũng bổ sung thêm quy định về hoãn tiền phạt đối với những tổ chức đang chịu mức phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên nhưng rơi vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt do hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh thay vì áp dụng với các vi phạm là cá nhân. Theo Luật hiện hành, các cá nhân được hoạt phạt tiền giảm còn 2 triệu đồng trở lên nếu đang gặp các khó khăn về kinh tế như dịch bệnh, hỏa hoạn, thảm họa, thiên tai, mắc bệnh hiểm nghèo...

Điểm chú ý nhất trong Luật số 67 đã bổ sung thêm các chức danh có thẩm quyền thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể, đối với Lực lượng Công An nhân dân sẽ bãi bỏ 17 chức danh và bổ sung 22 chức danh mới, đồng thời giữa nguyên 25 chức danh và thay đổi tên gọi của 05 chức năng để phù hợp với cơ cấu quản lý, tổ chức của Bộ Công an.

Ngoài ra, Luật số 67 cũng bổ sung thêm 08 chức danh có thẩm quyền tịch thu phương tiện hay tang vật vi phạm hành chính có giá trị không lớn hơn 02 lần so với mức tiền phạt theo thẩm quyền.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật