Đối diện với CSGT anh em phải tuyệt đối nhớ những điều này

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
’Thông chốt’ hay dừng lại chắc hẳn là câu hỏi chớp nhoáng trong đầu khi bố và anh em đối diện với một chốt phía trước. Câu trả lời có bên dưới.
Đối diện với CSGT anh em phải tuyệt đối nhớ những điều này
Ảnh minh họa

Đối diện với một chốt giao thông phía trước đa số đều thấp thỏm, mặt tím tái, tim đập loạn nhịp và đặc biệt là nín thở để xem anh áo vàng có chỉ gậy vào mặt mình và thổi còi.

Đó là khi chưa biết đoạn đường vừa qua bản thân có chạy sai hay vi phạm tốc độ gì không.

Còn một khi đã biết chắc trước đó đã có vi phạm luật giao thông thì số đông sẽ quay đầu, một số ít thì quyết đoán hơn là ’thông chốt’.

Đùa thôi, đừng chơi dại để rồi ăn hại! chuyện đâu còn có đó. Bình tĩnh!

Nếu thực sự bị thổi lại, hãy bật xi nhan quan sát phía sau và tấp vào lề an toàn theo chỉ dẫn của mấy anh.

Đá chống xuống xe, tháo mũ ra và cả mắt kính hay bao tay cũng vậy (bước này quan trọng à nha), Để tạo thiện chí bố và anh em nên chào hỏi các đồng chí một tiếng.

Lúc này hãy nhớ lại xem trước đó có chạy sai gì hay quên mang giấy tờ xe không. Đừng học theo mấy anh trên mạng là lấy điện thoại ra quay phim các kiểu, kẻo lại mất hòa khí đôi bên.

99% CSGT sẽ yêu cầu xuất trình giấy tờ xe và anh em sẽ hỏi lại là "em bị lỗi gì" với một khuôn mặt hiền hậu. Không vội đưa giấy tờ nha!

Đưa giấy tờ xe khi chưa biết mắc lỗi gì và lỗi đó có chính xác hay không thì xem như bố và anh em nằm "kèo dưới" chắc rồi.

Mà nếu có “quan hệ CÔCC”, thẻ ABC, XYZ gì đó thì xuất trình luôn cho đỡ mất thời gian đôi bên.

Trường hợp ở "cửa trên", tức biết rõ mình có đủ giấy tờ và trước đó không chạy sai luật thì cớ gì phải lo sợ.

Yêu cầu luôn các anh chứng minh lỗi vi phạm, quá tốc độ thì phải có hình ảnh chuẩn xác (với tọa độ và biển số rõ ràng). Nếu cho là lỗi lấn tuyến thì chỉ rõ bảng phân làn đường xe chạy hay tuân theo vạch kẻ đường nào, sai ở đâu.

Còn trường hợp anh em ở "cửa dưới", tức lúc đó đã biết mình có vi phạm hay quên mang giấy tờ.

Vậy thì nên giải quyết nhanh gọn lẹ, "trả giá, chốt điêu", đỡ mất thời gian đôi bên. Thường là 1/2 mức phạt, lúc này sinh viên nghèo vượt khó hay con nhà nghèo thì kể hết ra (giảm giá tùy vào thái độ trước đó).

Chơi lớn thì khóc lóc, ỉ ôi "em đi làm khó khăn ngày được mấy đồng giờ chỉ còn tiền đổ xăng ăn mì gói...), miệng lưỡi lúc này cần phát huy.

Còn đã đến bước đường cùng thì thôi, nhận cái biên bản đi đóng phạt cho nhớ, lần sau biết mà chừa.

Nói vậy chắc bố và anh em hiểu cả rồi nhỉ, quan trọng là bình tĩnh nha, còn vụ thông chốt thì bỏ ngay và luôn đi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật