Những cử nhân Thái Bình từ chối lương khủng, bỏ phố về quê để... nuôi giun, chăn bò

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ bỏ công việc với mức lương khủng, những cử nhân Thái Bình quyết rời phố thị tấp nập về quê, nhưng để... làm giàu bằng chính tình yêu quê hương và những kiến thức đã học hỏi được...
Những cử nhân Thái Bình từ chối lương khủng, bỏ phố về quê để... nuôi giun, chăn bò
Trần Phương Anh đang trong xưởng hương cùng đội ngũ thủ công (Nguồn: Dân Trí)

Bỏ Thung lũng Silicon về quê vì "hương"

Từ năm 2012, trên Vietnamnet đã có bài viết về chàng thanh niên Trần Phương Anh: "Quyết định từ chối mức lương hàng nghìn đô để trở về quê hương từ Thung lũng Silicon (Mỹ), có lẽ là một quyết định vô cùng dũng cảm của chàng trai sinh năm 1981 trên quê lúa Thái Bình".

Trần Phương Anh từng tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương, sau đó nhận học bổng cao học ở ĐH Yale - một ngôi trường danh tiếng ở Mỹ. Khi ra trường, anh kiếm được việc làm ở Thung lũng Silicon với mức thu nhập khủng, đó là mơ ước của bao nhiêu người.

Xem Video: Đam mê trồng trà, ướp sen, cử nhân báo chí rời phố về quê lập nghiệp

//

Chia sẻ trên Vietnamnet về cơ duyên đến với sự nghiệp hương thơm khi đó, "bắt nguồn từ suy nghĩ gia đình người Việt nào cũng sử dụng hương, nhất là các ngày lễ, Tết nên anh đã quyết định chọn quay về quê hương để bắt đầu sự nghiệp của mình từ những nén hương thơm". Hơn nữa, "anh cũng cho rằng có 3 cách để phát triển sản phẩm: Bình dân hóa thứ xa xỉ hoặc nâng tầm những thứ bình dân. Vì thế, anh đã quyết định nâng giá trị sản phẩm mang yếu tố văn hóa tâm linh này".

Phương Anh không làm hương theo cách thông thường, mà đi theo một hướng mới. Những nén hương của anh được làm từ các loại thảo mộc, mỗi nén được đặt trong hộp trang trọng với những hình vẽ truyền thống.

Tâm sự trên Vietnamnet khi đó, anh Phương Anh chia sẻ rằng: "Sau 3 năm thành lập, đến nay, công ty sản xuất hương của anh đang phát triển bền vững. Năm 2010, tổng thu nhập là 15 tỷ đồng, năm 2013 khoảng hơn 20 tỷ đồng với 150 nhân viên". Phương Anh cũng chia sẻ thêm: "Dù khó khăn đến đâu cậu cũng quyết tâm duy trì con đường này, nếu cần sẽ đi làm trở lại để lấy tiền nuôi hương”.

Bốn chàng trai bỏ phố về quê nuôi bò

Đều tốt nghiệp cao đẳng và đại học nhưng bốn chàng trai thuộc thế hệ 8X ở xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã quyết định từ bỏ thành phố cùng với công việc có mức lương khá để về quê nuôi bò. Đó là Đỗ Quý Tín, Đỗ Quốc Huy cùng sinh năm 1984, Đặng Xuân Phi sinh năm 1986 và Vũ Mạnh Tường sinh năm 1987. Là bạn bè lại cùng có mong muốn lập nghiệp ngay trên chính quê hương, bốn chàng trai trẻ đã hợp tác với nhau.


Trang trại bò Úc của bốn thanh niên. (Nguồn ảnh: baothaibinh.com)

Theo thông tin của Thông tấn xã Việt Nam năm 2014: "Mở xưởng dệt là ý tưởng ban đầu của nhóm thanh niên. Nhưng sau khi tính toán kỹ lưỡng, họ đã quyết định xây dựng mô hình nuôi bò thịt cao sản và bò sữa của Trung tâm Nghiên cứu bò sữa Ba Vì, bởi kỹ thuật nuôi bò không quá khó, giá trị kinh tế cao và đặc biệt là có thể tận dụng những vùng đất kém hiệu quả để phát triển ngay ở Thái Bình. 

Đến đầu năm 2013, lứa đầu tiên 50 con bò giống Brahman và Broumaster thuần chủng của Úc đã được nhập về nuôi tại trang trại. Do đặc thù của giống bò này, bốn anh em lại bỏ ra hơn 20 triệu đồng mua giống cỏ VA06 và cỏ voi xanh Đài Loan về trồng. Đến nay, trang trại đã chủ động được thức ăn cho bò với hàng hécta cỏ voi xanh cao quá đầu người. 

Sau hơn một năm khởi nghiệp với số vốn ít ỏi nhưng nhờ có tinh thần dám nghĩ dám làm, vừa qua trang trại đã xuất bán 20 con bò, trung bình mỗi con trị giá 40 triệu đồng, thu về 800 triệu đồng từ lứa bò đầu tiên". 

Cũng theo Thông tấn xã Việt Nam: "Từ những thành công đầu tiên, hiện nay trang trại đang tiếp tục nuôi lứa thứ hai khoảng 100 con và sẽ nuôi thử nghiệm bò sữa. Nếu thành công, đây sẽ là mô hình cho giá trị kinh tế cao, có thể áp dụng nhiều nơi và tạo việc làm cho nhiều lao động".

Làm giàu từ... giun đất

Đây là ý tưởng ấp ủ lâu năm của chàng trai trẻ tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh thương mại (trường ĐH Thương mại) Trần Ngọc Hồi, sinh năm 1990. Sinh ra và lớn lên tại miền quê Thanh Tân, Kiến Xương (Thái Bình) – làng quê nghèo, quanh năm trồng lúa. Chính vì thế, từ lúc đi học đại học, Hồi đã ấp ủ sau này sẽ về xây dựng quê hương.


Nhóm Địa Long giành giải Khuyến khích tại cuộc thi Khởi nghiệp từ nông nghiệp được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. (Nguồn: Báo )

Mặc dù được nhiều doanh nghiệp săn đón, thu nhập hấp dẫn ở Hà Nội nhưng anh Hồi đều khước từ, quyết tâm xách ba lô về quê mở trang trại nuôi giun. Từ một cử nhân với tương lai lập nghiệp tươi sáng ở Thủ đô, Hồi về quê xắn quần chở đất, xây dựng chuồng trại nuôi giun quế, hót phân trâu, lợn về cho giun ăn.

Mặc kệ lời bàn tán từ dân làng, bạn bè bằng sự nỗ lực không ngừng, lứa giun đầu tiên của Hồi đã thành công ngoài mong đợi đạt từ 1,5 đến 1,8kg giun/m2.

Hồi đã từng chia sẻ trên báo Báo : "Để có được thành công bước đầu như bây giờ là do công sức của cả nhómThời gian đầu mới xây dựng dự án, anh đi đến từng khoa của các trường đại học ở Hà Nội để tìm những người bạn cùng chí hướng".

      

Giám đốc trẻ, chủ trang trại 3ha

Tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM, Đỗ Mạnh Hùng (sinh năm 1991) dễ dàng có được công việc với mức lương ổn định nhưng Hùng đã từ bỏ để về quê làm kinh tế trong sự phản đối của nhiều người.


Ông chủ trẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ (Nguồn ảnh: Báo )

Năm 2015, theo báo An ninh thủ đô, anh Hùng quyết định từ bỏ công việc để "trở về quê với số tiền tiết kiệm 100 triệu, Hùng bắt đầu với việc mua giống vật nuôi như gà, ngan, vịt, nhưng làm tới đâu thì thất bại tới đó.

Không nản lòng, cậu tiếp tục lặn lội một mình với chiếc xe máy đến các trang trại ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình để học hỏi mô hình chăn nuôi, con giống để tìm ra con vật nào có sức đề kháng cao với thời tiết miền Bắc.

Cuối cùng, Hùng quyết định đầu tư chăn nuôi giống lợn rừng nhập ngoại từ Thái Lan.

Tính đến năm 2015, Hùng là người đầu tiên xây dựng mô hình nuôi lợn rừng Thái lớn nhất tỉnh. Chàng trai này sở hữu 54 con lợn giống và nhân giống thành công khoảng 300 – 400 lợn con mỗi lứa, doanh thu khoảng 100 triệu/tháng".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật