Quảng Ninh: “Xóm gái không chồng” thành hồ nước sạch

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một hồ nước lớn đang được xây dựng dưới chân đỉnh Thiên Sơn, một trong năm dãy núi cao trên 1.000m ở vùng Đông Bắc, nhiều người đã biết, nhưng địa mạo đầu non, ngọn suối, nơi có tích thung lũng ’Xóm gái không chồng’ thì nhiều người chưa biết.
Quảng Ninh: “Xóm gái không chồng” thành hồ nước sạch
Hồ Khe Giữa xây dựng trên độ cao 55m, dung tích 7,6 triệu m3; hồ Cao Vân trên độ cao 40m, mới nâng cấp lên 12 triệu m3 cùng ở xã Dương Huy.

Xem Video: Tân Hồng: Khắc phục tình trạng cấp nước sạch kém chất lượng

Tên công trình: Dự án Đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Khe Giữa, xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả. Quy mô công trình thủy lợi diện tích lưu vực hồ 23,4km2, diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường là 78,87ha, dung tích khoảng 7,6 triệu m3. Diện tích sử dụng đất 129ha, trong đó đất của xã Hòa Bình, thuộc thành phố Hạ Long là 43,70ha; đất của xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả là 85,3ha. Tổng mức đầu tư xây dựng 283 tỷ đồng bằng vốn ngân sách. Hạn định xây dựng trong bốn năm (2018-2022).

Một nhánh của suối Khe Giữa - nơi trước đây gái thợ rừng thường tắm tiên (Ảnh tư liệu).

Công trình đang thi công thì dư luận rộ lên thông tin, hồ nước sạch mà xây dựng ở nơi có nền nguồn nước không sạch, khiến người ở xa hoài nghi về nhà đầu tư khảo sát địa hình không kỹ. Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc dữ dội, theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, hàng vạn thanh niên ở các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ được huy động và xung phong đến vùng rừng Đông Bắc xây dựng 12 lâm trường, với tinh thần mỗi lâm trường là một pháo đài bảo vệ vùng núi biên cương. Nhiệm vụ của các lâm trường ngày ấy chủ yếu là mở đường quân sự.

Khi biên giới ngừng tiếng súng, một đơn vị cầu đường lâm nghiệp chuyển sang trồng rừng và khai thác rừng, đổi tên là Lâm trường Hoành Bồ II. Giám đốc Lâm trường khi ấy là ông Lại Văn Giang. Lâm trường có trên 1.300 lao động, hầu hết là phụ nữ. Riêng Đội Cửa Hố - Khe Giữa có trên 100 cô gái, quản lý khai thác 3 tiểu khu, tiểu khu 156 và 157 ở xã Hòa Bình, Hoành Bồ (cũ); tiểu khu 169 ở xã Dương Huy, Cẩm Phả, tổng cộng là 4.000ha rừng.

Các cô gái ngày lên non trồng rừng, chặt tre đốn gỗ, cuối ngày xuống núi buồn tẻ. Rừng núi khuất nẻo, nhiều khi lấy tắm tiên đùa giỡn nhau dưới thác nước suối Khe Giữa làm nguồn vui. Rồi mỗi năm một tuổi đuổi xuân đi, người may mắn lên xe hoa về nhà chồng, mỗi người một ngả.

Đội Cửa Hố còn 20 cô gái bất hạnh không chồng. Họ tự giải cứu đời mình không được làm vợ thì được làm mẹ. 17 cô không chồng mà có từ 1 đến 3 người con. Cụ thể, chị The, chị Phái, chị Nhuần có 2 con; chị Gái có 3 con, lũ trẻ không biết mặt cha. Xóm gái thợ rừng không chồng trong thung lũng Khe Giữa hình thành từ đó, nhưng chỉ là nhà tranh vách đất nơi xa vắng.

Năm 2004, ông Nguyễn Đức Long (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh), khi ấy là Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thực tế hiện trường thương cảm, đã đề xuất ý kiến thể huy động nguồn thiện nguyện “Mái ấm công đoàn” xây tặng mỗi cô một căn nhà cấp 4 và dịch chuyển ra bìa rừng, không ở ẩn trong thung lũng Khe Giữa nữa.

Thung lũng Khe Giữa nay không có người ở, nhưng những lão tướng thợ rừng như ông Lại Văn Giang, hiện đang ở khu Trới 10, phường Hoành Bồ, Nguyễn Bá Trượng – Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Hoành Bồ biết rõ nguồn gốc đất 4.000ha rừng ở đây, phía Tây giáp Sơn Động (Bắc Giang), phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ. Thung lũng dưới chân dãy Thiên Sơn có nguồn sinh thủy dồi dào, nước rừng trong mát. Ngày ấy chúng tôi đã thầm nghĩ: Chính phủ mà xây dựng một hồ nước ở đây thì quý hóa biết bao, nay ước mơ đã trở thành hiện thực. Một hồ nước trên lưng núi, ở độ cao 55m so với mực nước biển, nước tự chảy đến cửa hút nhà máy xử lý nước Diễn Vọng.

Thành phố Hạ Long và Cẩm Phả có thêm hồ nước sạch Khe Giữa kề cận với hồ Cao Vân. Từ đỉnh Am Vát cao 1096m, trên dãy núi Thiên Sơn nhìn xuống cặp hồ nước Cao Vân - Khe Giữa như đôi mắt rồng hướng ra vịnh Hạ Long, cảnh quan kỳ thú.

Hồ Khe Giữa nước rừng trong mát, còn lắng đọng trầm tích công trình thủy lợi xây dựng trong thung lũng xóm gái thợ rừng không chồng, “Xóm gái không chồng” thành hồ nước sạch.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật