Chứng kiến bố mẹ cãi nhau, hôm sau con gái nói một câu làm cả hai thấy ân hận

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc cha mẹ cãi nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ nhỏ.
Chứng kiến bố mẹ cãi nhau, hôm sau con gái nói một câu làm cả hai thấy ân hận
Ảnh minh họa

Một ông bố có con nhỏ chia sẻ câu chuyện của gia đình mình như sau: "Mới đây, vợ chồng mình cãi nhau. Bé sợ quá nên òa khóc. Lúc đây, hai vợ chồng im lặng không nói thêm gì nữa.

Hôm sau đưa con đi khám, bác sĩ dặn dò do chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau mà tâm lý của con bị ảnh hưởng. Bác sĩ cũng khuyên không nên tranh cãi trước mặt con nữa. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài dễ ảnh hưởng đến tâm lý của con cái".

Một bà mẹ khác cũng kể rằng, hai vợ chồng to tiếng với nhau vì chồng cô bất cẩn làm rơi vỡ bình hoa. Khi đó, cô con gái 10 tuổi đang đứng gần đó. Hôm sau, người mẹ làm rơi chiếc bát. Cô con gái liền to tiếng: "Mẹ đúng là cái đồ hậu đậu, chẳng được tích sự gì".

Câu nói này của đứa trẻ khiến cha mẹ giật mình. Hóa ra, trong lúc tức giận người mẹ đã buột miệng mắng chồng như thế. Cô con gái nghe được và bắt chước theo.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con còn bé, không ý thức được những việc đang xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có suy nghĩ của riêng mình.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ những cuộc tranh cãi gay gắt của các bậc cha mẹ. Từ 1-19 tuổi, các con rất nhạ‌y cả‌m với những xung đột trong hôn nhân của cha mẹ.

Khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau, trẻ từ 6 tháng tuổi đã có những phản ứng mạnh mẽ như tim đạp nhanh hơn so với khi chúng kiến người lạ tranh cãi. Trẻ lứa tuổi lớn hơn có thể nảy sinh tâm lý hung hăng, thù địch, B.L...

Hậu quả khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con

Giảm hiệu suất nhận thức

Một nghiên cứu năm 2013 được đăng tỉa trên tạp chí Phát triển trẻ em cho thấy, căng thẳng liên quan đến việc sống trong một gia đình thường xuyên có xung đột sẽ làm giảm hiệu suất nhận thức của trẻ. Mối quan hệ của cha mẹ thường xuyên căng thẳng sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sự chú ý, cảm xúc. Khả năng giải quyết vấn đề, tiếp thu thông tin cũng không tốt như những đứa trẻ bình thường.

Trẻ trở nên hung hăng hơn

Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã, thậm chí đánh nhau có xu hướng đối xử với người khác bằng sự thù địch. Khi thấy cha mẹ cãi nhau, trẻ sẽ coi đó là cách giải quyết vấn đề và bắt chước theo.

Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cambridge (Anh) đã khảo sát 238 người từ 15 đến 1‌8 tuổ‌i. Họ nhận thấy, những người thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong khoảng thời gian hơn sáu tháng và trước khi lên 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 4 lần so với người khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật