Hàng xóm rên rỉ “đắp mộ cuộc tình” ba ngày Tết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giữa tiết trời mùa xuân dịu nhẹ, hoa mai vàng rực trước ngõ lại văng vẳng tiết hát: “Lá rơi đắp mộ cuộc tình“.
Hàng xóm rên rỉ “đắp mộ cuộc tình” ba ngày Tết
Ảnh minh họa

Ngày xuân, hàng xóm nhà tôi không "nâng chén, ta chúc nơi nơi" (Ly rượu mừng - Phạm Đình Chương) mà cứ rên rỉ bài hát "Đắp mộ cuộc tình". Thật là đáng sợ. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả bài viết ’Đừng mở bài Happy New Year buồn thảm nơi công cộng’ đưa ra gợi ý đừng bật những bản nhạc sầu bi ngày Tết.

Tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có một chi tiết chứng minh cho điều ấy. Cùng đi du xuân với Kiều nhưng Thúy Vân có nhiều năng lượng tích cực hơn nên trước nắm mồ vô chủ của Đạm Tiên lại không tỏ ra quá nhiều thương xót. Trong khi Kiều lại nức nở và làm thơ rên rỉ.

Số phận của cô Kiều truân chuyên "thanh lâu mấy lượt" một phần là do trong suy nghĩ của cô có mầm mống của sự tiêu cực. Kiều soạn những bài ca đoạn trường: "Khúc nhà tay lựa nên chương - Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân" hay Kiều soạn 10 bài vịnh kể khổ, kể đau thì được ma Đạm Tiên khen: "Ví đem vào tập đoạn trường - Thì treo giải nhất chi nhường cho ai".

Những năm trước, ngày Tết mà hàng xóm nhậu say vào rồi lại rên rỉ hát karaoke làm tôi phát sợ. Trong đó, thế nào cũng có ít nhất một đám hát bài "Đắp mộ cuộc tình". Bạn thử nghĩ xem, trong những ngày xuân nắng chan hòa, mai vàng nỡ rực trước ngõ mà xa xa lại vang vọng: "Lá rơi đắp mộ cuộc tình. Lá bay chất nặng tuổi đời, nhớ người ta rót ly này" thì có đáng sợ không?

Thật ra âm nhạc có nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tâm trạng con người. Khi nghe quá nhiều những bản nhạc sầu muộn, lòng người khó lạc quan yêu đời được. Người đa sầu đa cảm và nhạ‌y cả‌m với cuộc sống, khi nghe một bản nhạc buồn thì tâm trạng sẽ càng thêm tồi tệ. Tôi đi uống cà phê buổi sáng cuối tuần, quán nào mở những bài bolero buồn bã thì tôi đi về nhà ngay.

Thi sĩ Xuân Diệu có hai câu thơ nổi tiếng: "Hôm nay, trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn". Thật lạ, trong lòng buồn nhưng chẳng hiểu vì sao buồn? Vậy có phải môi trường xung quanh, không khí xung quanh vốn buồn sẵn, nên nó tác động đến tâm hồn con người hay chăng?

Vì thế, trong những dịp vui như Tết, thiếu gì bài nhạc rộn rã hòa vào niềm vui chung của nhiều người mà ta lại đi nghe, đi hát những bài hát u ám.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật