Mức đầu tư cho giáo dục đại học chỉ chiếm 0,23% GDP

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngân hàng Thế giới thống kê ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học ở nước ta chỉ chiếm 0,23% GDP. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá đây là mức thấp và kiến nghị tăng lên.
Mức đầu tư cho giáo dục đại học chỉ chiếm 0,23% GDP
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá mức đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp. Ảnh: D.T.

Ngày 27/11, tại Hội thảo giáo dục 2020 "Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, đưa ra một số hạn chế, khó khăn trong tự chủ đại học.

Theo ông Sơn, khó khăn đầu tiên là tài chính thiếu bền vững. Học phí chiếm tỷ trọng lớn, hơn 80% nguồn thu của trường đại học.

Trong khi đó, nguồn thu từ nghiêm n cứu và các nguồn khác thấp.

Ông Sơn cũng nêu thực trạng nguồn thu từ ngân sách Nhà nước giảm mạnh trong các năm qua. Hiện tại, mức đầu tư cho giáo dục đại học chỉ chiếm 0,23% GDP.

Vì thế, để thực hiện tự chủ đại học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiến nghị Chính phủ tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học.

Đây cũng là kiến nghị mà đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại hội thảo. Ông Christophe Lemiere, quản lý chương trình Phát triển con người tại Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục đại học tính theo GDP tại Việt Nam rất thấp, nguồn thu chủ yếu là từ người học, gia đình người học.

Cụ thể, năm 2016, phân bổ nguồn lực công cho giáo dục chiếm hơn 5% GDP nhưng chỉ có 0,33% cho giáo dục đại học. Mức chi này thấp hơn so với các nước khác như Indonesia (0,57%), Thái Lan (0,64%), Hà Lan (1,63%), Phần Lan (1,89%).

Không những có mức chi ngân sách thấp, con số này còn giảm qua hàng năm. Hiện tại, con số này nằm ở mức 0,23% GDP.

Ông Lemiere cho rằng việc nguồn thu các trường phụ thuộc quá nhiều vào học phí trong khi khoản vay cho sinh viên có độ phủ thấp khiến tỷ lệ tiếp cận giáo dục đại học chưa cao. Nhiều người không thể vào đại học do hoàn cảnh khó khăn.

Ông còn chỉ ra hạn chế trong phân bổ quy công vẫn dựa trên định mức truyền thống, không dựa trên kết quả hoạt động hoặc vốn chủ sở hữu. Công tác nghiên cứu của trường đại học nhìn chung còn ít tài trợ, quản lý lỏng lẻo, chất lượng hợp tác còn hạn chế.

Bên cạnh đó, theo ông Lemiere, các thủ tục chuẩn bị và giải ngân vốn đầu tư phức tạp, chưa đủ thu hút tài trợ ở cả khu vực công lẫn thị trường tín dụng tư nhân. Học bổng và các khoản vay dành cho sinh viên thấp, điều khoản vay - trả chưa đủ hấp dẫn.

Ông Christophe Lemiere kiến nghị tăng ngân sách công cho giáo dục đại học từ 0,23% lên 0,8% GDP trước năm 2030 và chỉ miễn học phí cho những sinh viên nghèo nhất, chuyển dịch từ hỗ trợ cơ sở sang hỗ trợ theo đầu học sinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật