Những vuông tôm làm đổi đời dân vùng cát, nhiều hộ có tiền tỷ

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hiệu quả và bền vững“.
Những vuông tôm làm đổi đời dân vùng cát, nhiều hộ có tiền tỷ
Các đại biểu dự diễn đàn đến thăm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại xã Vĩnh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Hoa Trà

Xem Video: Nuôi cua biển trong vuông tôm

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững đã được giới thiệu tới đông đảo bà con.

Lợi nhuận vượt trội

Tại diễn đàn, đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã giới thiệu nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đạt hiệu quả cao và bền vững. Điển hình như mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc được áp dụng tại hộ ông Lê Minh Chính (xã Phú Ninh, Ninh Hòa, Khánh Hòa). 

Năm 2016, với 5 ao nuôi tôm, diện tích 6.200m2, gia đình ông Chính đã thu hoạch được 78 tấn/4 vụ nuôi, với kích cỡ tôm bình quân 70 con/kg. Tỷ lệ lợi nhuận mô hình này đạt trên 32% vốn đầu tư.

Đại diện Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, các địa phương cần xem xét thành lập các vùng nuôi tôm trọng điểm, ứng dụng công nghệ cao vào đầu tư hạ tầng, xây dựng các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nghề nuôi tôm trên cát.

Quá trình nuôi thực tế tại mô hình cho thấy, công nghệ nuôi tôm này có nhiều ưu điểm như: Hệ số thức ăn thấp, kiểm soát NH3 tốt, dịch bệnh ít xuất hiện, nuôi được mật độ cao và cho năng suất cao hơn, ao nuôi dễ cải tạo.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bể lót bạt trong nhà màng không thay nước, sử dụng vi sinh quản lý môi trường nước nuôi được thực hiện tại HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (phường Hương Long, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). 

Sau 90 ngày nuôi, 4 hồ nuôi tại mô hình đều đạt trọng lượng 40 con/kg. So với các mô hình nuôi khác, sau 30 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng của tôm ngang nhau. Sau 60 ngày nuôi, việc nuôi công nghệ cao này đạt 16gam/con, trong khi hệ thống nuôi khác đạt 10gam/con. 

Sau 90 ngày nuôi, bể nuôi công nghệ cao đạt 26gam/con, nuôi công nghệ khác chỉ đạt 17gam/con, tăng cao hơn 1,5 lần.

Ông Kim Văn Tiêu (ngoài cùng bên trái ảnh) - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia trao đổi với bà con nông dân nuôi tôm về các mô hình nuôi tôm trên cát. Ảnh: Hoa Trà

Sản lượng tôm trung bình của mô hình này là 5,5 tấn/bể/500m3, giá thành nuôi đạt 100.000 đồng/kg. Giá bán tùy thời điểm, dao động từ 130.000 -150.000 đồng/kg. Lợi nhuận trung bình khoảng 250 triệu đồng/bể/vụ nuôi.

Hay như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP được Trung tâm Khuyến nông quốc gia xây dựng giai đoạn 2014-2016, thuộc dự án mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ven biển miền Trung. Sau 3 năm, dự án đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại 8 xã với quy mô 22ha, tại 55 hộ/cơ sở thuộc 6 tỉnh.

Chuyên gia hướng dẫn bà con nông dân về một số bệnh thường gặp trên con tôm và cách phòng trị bệnh.

Với thời gian triển khai không quá 90 ngày, mô hình đạt kết quả như sau: Cỡ tôm thu hoạch 58,6 con/kg, tỷ lệ sống 78,6 con/kg, tăng suất 10,8 tấn/ha, hệ số thức ăn 1,25. Lợi nhuận từ nuôi tôm VietGAP đạt trên 500 triệu đồng/ha, cao hơn 39% so với mô hình thông thường.

Cần quy hoạch lại vùng nuôi

Đại diện Tổng cục Thủy sản và nhiều đại biểu đề nghị các tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan quản lý thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ NNPTNT và các văn bản hướng dẫn liên quan về nuôi tôm trên cát; thực hiện kểm soát chặt chẽ điều kiện vùng nuôi tôm trên cát của địa phương để hạn chế các vấn đề về môi trường, dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát thời gian qua đã chuyển nhiều vùng đất khô cằn, hoang hóa và diện tích sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.

Tuy nhiên, mô hình này cũng đang có nhiều khó khăn, tồn tại. Nuôi tôm trên cát phát triển mạnh, không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới phá vỡ quy hoạch, phá rừng phòng hộ, hủy hoại môi trường sinh thái, gây nhiễm mặn vùng đất nông nghiệp. Nhất là khi dịch bệnh ngày càng gia tăng, khó kiểm soát, sẽ dẫn tới việc lạ‌m dụn‌g hó‌a chấ‌t, thuốc kháng sinh trong nuôi tôm, làm ô nhiễm môi tường, tăng chi phí và dẫn tới sản phẩm mất an toàn.

Ban Chủ toạ, Ban Cố vấn trả lời câu hỏi của nông dân tại Diễn đàn. Ảnh: Hoa Trà

Tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và nhiều đại biểu cùng kiến nghị ngành nông nghiệp cũng như địa phương phải quy hoạch lại vùng nuôi, không để người dân nuôi tự phát và chỉ nuôi tôm trên cát khi các cơ sở có đủ điều kiện, hạ tầng được đảm bảo tốt cho việc kiểm soát các nguy cơ. 

Bên cạnh đó, cần phát triển các mô hình nuôi theo VietGAP, ứng dụng công nghệ biofloc, nuôi tuần hoàn sử dụng vi sinh trên vùng đất cát tại miền Trung để phát triển một cách bền vững, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

"Các tỉnh cần tăng cường đào tạo, tập huấn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về mô hình nuôi tôm hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm để bà con học tập và làm theo" - ông Tiêu nói.

Theo đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), phong trào nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung bắt đầu phát triển từ những năm 2000. Sau khi áp dụng công nghệ mới như nuôi tôm thâm canh ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh, tái sử dụng nước, công nghệ biofloc…, diện tích nuôi trên vùng cát đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương nhờ hiệu quả kinh tế. Dự kiến năm 2020, 14 tỉnh thành ven biển miền Trung nuôi tôm trên cát với tổng diện tích 3.452ha, sản lượng 41.421 tấn.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật