Cảm giác bồng bềnh, chóng mặt - bệnh gì?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thỉnh thoảng tôi có cảm giác bồng bềnh, quay quay như say sóng. Thường không uống thuốc gì vẫn tự khỏi. Nhưng gần đây tôi bị thường xuyên hơn. Có phải như người ta nói là rối loạn tiền đình? Làm sao để phòng ngừa bệnh này?
Cảm giác bồng bềnh, chóng mặt - bệnh gì?
Ảnh minh họa

Nguyễn Thị Hòa (Hà Nội)

Như chị miêu tả, có thể chị bị chóng mặt kịch phát lành tính. Nguyên nhân thường do gặp một số vấn đề ở tai trong. Vì bên trong tai có một hệ thống tiền đình ốc tai giúp cho chúng ta giữ được thăng bằng khi di chuyển. Các cơ quan tai trong có chứa tinh thể làm cho nhạ‌y cả‌m với chuyển động và trọng lực. Khi có sự thay đổi tăng hoặc giảm về thể tích dịch trong các thành phần của tai trong thì có thể gây khởi phát cơn chóng mặt. Vì vậy, những bệnh nhân thường tái phát cơn chóng mặt cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích dịch ở các cơ quan trong c‌ơ th‌ể bằng cách: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, hoặc khi có cảm giác đầu nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay thời tiết nóng. Hạn chế các loại thức ăn và uống những đồ ăn, đồ uống ngọt hoặc mặn, vì chúng sẽ làm tăng thể tích dịch của c‌ơ th‌ể và của tai trong. Hạn chế uống cà phê hay thức uống có cồn như rượu bia vì sẽ là‌ּm tìn‌ּh trạng ù tai nặng hơn và gây lợi tiểu làm mất nước. Những trường hợp chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế có thể được khắc phục khi thực hiện một số biện pháp sau ở ngay tại nhà: Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Luôn giữ đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại. Cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các cơn chóng mặt sẽ tự mất đi sau vài ngày. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị chóng mặt hay khi đang uống những thuốc điều trị chóng mặt gây buồn ngủ...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật