EU quyết mạnh tay với “hộ chiếu vàng”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định tiến hành các biện pháp mạnh tay hơn khi thông báo sẽ khởi kiện các chương trình của quốc đảo Cyprus và Malta cấp ’hộ chiếu vàng’ cho nhà đầu tư sau những phanh phui gần đây cho thấy hình thức này đang bị tội phạm lợi dụng phục vụ các hoạt động rửa tiền và tham nhũng.
EU quyết mạnh tay với “hộ chiếu vàng”
Đảo Cyprus – Nơi cung cấp “hộ chiếu vàng” đầy hấp dẫn

Những bê bối về chương trình “hộ chiếu vàng” của Cyprus bắt đầu bị phanh phui hồi tháng 8/2020 khi hãng tin tức Al Jazeera (Qatar) công bố Hồ sơ Cộng hòa Cyprus - kho lưu trữ gần 1.400 tài liệu cho thấy nước này đã cấp hộ chiếu cho những tội phạm bị kết án ở quê nhà và nhiều đối tượng từng bị Tổ chức Cảnh sát Hình Sự quốc tế (Interpol) truy nã. Cuộc điều tra của hãng tin Al Jazeera cho thấy các chính trị gia cấp cao của Cộng hòa Cyprus sẵn sàng giúp người nước ngoài, kể cả có tiền án, có được hộ chiếu nước này.

Ngay sau khi vụ việc trên bị phanh phui, Chính phủ Cộng hòa Cyprus đã phải thông báo dừng triển khai chương trình cấp "hộ chiếu vàng" đầy tranh cãi, có hiệu lực từ ngày 1/11 tới. Thậm chí, Chủ tịch Quốc hội Cyprus Demetris Syllouris - nhân vật quyền lực thứ hai, đã phải xin từ chức, do Al Jazeera công bố một đoạn hội thoại được qua‌ּy lé‌ּn, trong đó ông Syllouris hứa dùng ảnh hưởng của mình để cấp hộ chiếu cho một doanh nhân Trung Quốc có tiền án thông qua CIP. Kể từ khi bắt đầu được triển khai năm 2013, CIP đã thu được hơn 8 tỷ USD.

Trước những bê bối trên, Văn phòng Tổng chưởng lý của Cyprus cho biết bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra Hình Sự từ ngày 20/10, bởi “những gì Al Jazeera đăng tải đang gây phẫn nộ, tức giận và lo ngại trong dân chúng”. Vừa qua, hàng trăm người đã tập trung ở Thủ đô Nicosia để biểu tình chống tham nhũng và kêu gọi các quan chức có liên quan từ chức.

Vụ bê bối mới tại Cyprus thực ra chỉ là “giọt nước tràn lý” bởi kể từ khi Cyprus bắt đầu thực hiện chương trình CIP, EU đã chỉ trích mạnh mẽ cơ chế này, cho rằng nó có thể là "cửa sau" để vào phần còn lại của châu Âu. Ủy ban châu Âu (EC) đã nhiều lần chỉ trích Cyprus và Malta về các quy định đầu tư đổi quốc tịch rất lỏng lẻo. EC cho rằng các chương trình này có thể bị lợi dụng, phục vụ các hoạt động rửa tiền và tham nhũng.

Ngoài Cyprus còn có 3 quốc gia thành viên EU cung cấp hộ chiếu và 12 quyền định cư thương mại thông qua chương trình "hộ chiếu vàng", gồm Bulgaria, Malta và Bồ Đào Nha.

Tại Malta, cơ chế “bán” hộ chiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu từ năm 2014. Các nhà đầu tư có thể được cấp hộ chiếu nếu đóng góp 756.000 USD cho quỹ phát triển quốc gia, đầu tư 174.000 USD vào cổ phiếu hoặc trái phiếu được chính phủ phê duyệt, mua bất động sản tối thiểu 407.000 USD và cam kết cư trú trong ít nhất 5 năm. Tháng trước, nhà chức trách Malta đã bắt giữ Chánh văn phòng của cựu Thủ tướng Joseph Muscat để điều tra việc bị cáo buộc có hành vi “lại quả” liên quan đến chương trình mua bán “hộ chiếu vàng”.

Trong khi đó, công dân các nước không thuộc EU có thể sở hữu hộ chiếu Bồ Đào Nha với điều kiện mua bất động sản với giá trị tối thiểu là 580.000 USD. Với những khu vực thưa dân hoặc nằm trong diện tái phát triển, số tiền phải đầu tư sẽ ít hơn. Bulgaria cũng là nước cung cấp hộ chiếu và 12 quyền định cư thương mại thông qua chương trình “hộ chiếu vàng”.

Tổ chức phi chính phủ Minh bạch quốc tế (Transparency International) của Đức cho biết trong giai đoạn 2008-2018, EU đã chào đón thêm 6.000 công dân và gần 100.000 cư dân thông qua chương trình "hộ chiếu vàng". Cơ chế “hộ chiếu vàng” cũng đã đem lại cho EU đến 25 tỷ euro đầu tư nước ngoài trực tiếp trong 10 năm qua. Tuy nhiên, với các rủi ro về bảo mật, rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng và nguy cơ để lọt tội phạm nước ngoài cư trú và đi lại tự do, EU đã yêu cầu các nước thành viên siết chặt kiểm tra đối với những người ngoài khối muốn có quyền công dân thông qua hoạt động đầu tư. Không chỉ vậy, EU còn khởi kiện hai nước thành viên Cyprus và Malta. Chưa biết việc này sẽ đi đến đâu, nhưng rõ ràng những hành động pháp lý mà EU đang tiến hành được coi là những bước đi đầu tiên nhằm lập lại trật tự trong liên minh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật