Bé 5 tuổi đợi 4 tiếng ở trường vì ông đón nhầm bé khác, còn đưa đi tiêm thuốc vì tưởng là cháu mình

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhờ ông bà đưa đón cháu tưởng chừng là an toàn và yên tâm nhất, nhưng trên thực tế, nó lại tiềm ẩn vô vàn nỗi
Bé 5 tuổi đợi 4 tiếng ở trường vì ông đón nhầm bé khác, còn đưa đi tiêm thuốc vì tưởng là cháu mình
Ông nội ngẩn ngơ khi biết ban đầu mình bị nghi là kẻ bắt cóc vì đón ... cháu người khác

Trong một buổi phỏng vấn, diễn viên nổi tiếng Thành Long đã kể một câu chuyện dở khóc dở cười khi ông đi đón con tan học. Để tạo bất ngờ cho cậu bé, ông đã cố tình đi thẳng đến cổng trường tiểu học để chờ con. Nhưng chờ mãi mà chẳng thấy con đâu. Đến khi ông hốt hoảng gọi về nhà mới biết cậu bé đang ở nhà. Cậu con trai đã thở dài: "Bố ơi, sao bố vẫn đón con ở cổng trường tiểu học? Con học cấp 2 rồi mà!"

Có thể do Thành Long quá bận rộn với công việc nên mới xảy ra tình huống trớ trêu này. Thế nhưng, những câu chuyện “éo le” vẫn xảy ra hàng ngày với một số bậc cha mẹ bình thường khác, tệ hơn, nó lại trở thành những câu chuyện đáng tiếc.

Tại một trường mẫu giáo ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, đến giờ tan học, một người ông đã đi thẳng vào lớp và đón cậu bé 5 tuổi Minh Quang. Đứa trẻ theo ông nội ra khỏi cổng trường, được ông dẫn đi mua sắm, sau đó ghé bệnh viện để tiêm thuốc vì cậu bé đang bị cảm. Cuối cùng, hai ông cháu vui vẻ trở về nhà. Ở đó, cảnh sát và 1 cặp vợ chồng đã chờ sẵn, cùng với vợ chồng con trai ông và… cháu trai thật sự của ông.

Thì ra cháu trai của ông tên là Minh Hoàng, chứ không phải Minh Quang. Ông nội đã đón nhầm cháu của người khác. Và cháu trai “thật” đã phải chờ đợi ông của mình trong nhà trẻ đến tận 4 tiếng đồng hồ trong nước mắt. Còn gia đình đứa trẻ kia thì hốt hoảng chạy khắp nơi để tìm con, rồi đoán già đoán non là con mình đã bị bắt cóc.

Người mẹ hoảng hốt khi đến đón chẳng thấy con đâu, chỉ nghe cô giáo nói là ông đón về

Cô giáo mầm non thì cho biết thấy cháu bé chào “Ông ơi” nên cứ ngỡ là người nhà, thật ra là do cháu lễ phép chào tất cả phụ huynh đến đón. Ông nội mới lên thành phố 1 tuần, tai lại bị điếc nên không nghe rõ, nhìn đứa cháu nào mập mạp trắng trẻo cũng nghĩ là cháu mình. Còn đứa bé đi cùng ông thì cho biết bởi vì ông lãng tai nên bé nói mãi là nhầm mà ông không nghe. Cũng may là chỉ tiêm thuốc cảm chứ không phải dẫn đi phẫu thuật, không thì đây sẽ là một bài học cho bố mẹ khi giao ông bà đi đón con tan học.

Qua camera, người nhà phát hiện ông lão đến đón con mình ... lạ hoắc

Dù chỉ là chuyện hiểu lầm nhưng qua sự việc này, các trường mầm non và các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý về việc đảm bảo an toàn khi đưa đón trẻ đến trường.

1. Cha mẹ có nên để ông bà đưa đón trẻ đi học?

Đành rằng, ông lão trong câu chuyện trên mới từ quê lên thành phố và không mấy quen thuộc với cháu trai. Ông lại bị nghễnh ngãng và mắt kém, mà tên của hai đứa trẻ lại khá giống nhau, nên mới có lầm lẫn tai hại này. Nhưng trách nhiệm ở đây của cha mẹ là khá lớn, khi lại giao phó trách nhiệm nặng nề này cho người lớn tuổi.

Cô giáo thì phân bua rằng thấy bé chào ông nên cứ nghĩ là người nhà

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tai nạn khi người già đón trẻ nhỏ trên đường đi học về. Từng xảy ra một câu chuyện đau lòng, khi một cặp vợ chồng vì quá bận việc nên gửi con về nhà ông bà nội. Hàng ngày, bà nội phụ trách đưa đón cháu đi học. Một hôm trời mưa, đường trơn trượt, bà bị ngã rất nặng trên đường về nhà. Đường vắng nên không một ai hay biết, đứa trẻ còn quá nhỏ nên sợ hãi gào khóc dưới mưa. Khi cảnh sát đến và đưa họ về nhà, đứa trẻ đã bị cảm lạnh trong mưa dẫn đến ốm nặng phải nhập viện.

Nhờ ông bà đưa đón cháu tưởng chừng là an toàn và yên tâm nhất, nhưng trên thực tế, nó lại tiềm ẩn vô vàn nỗi lo. Ông bà khi đã lớn tuổi thường không còn nhanh nhẹn, sức khỏe lại có nhiều vấn đề như bệnh tim mạch, huyết áp cao, mắt mờ, tai lãng… lại phải đưa đón cháu hàng ngày vào lúc tan tầm đông đúc xe cộ. Ông bà cũng vì thương con thương cháu mà gắng sức giúp đỡ, không nỡ chối từ khi được nhờ vả.

Châu về hợp phố, con cháu nhà ai thì về với nhà đó, chỉ thương cháu bị 1 mũi tiêm

Vì vậy, nếu không phải là lựa chọn cuối cùng, các bậc cha mẹ hãy cố gắng hết sức để đưa đón con em mình đi học. Đừng để đến khi sự việc đau lòng xảy ra mới ân hận.

2. Có nên quá tin tưởng vào công tác quản lý trẻ ở các trường mẫu giáo?

Rõ ràng, ở câu chuyện trên, nhà trường có trách nhiệm rất lớn, khi không cẩn thận xác minh người nhà của đứa trẻ. Cũng may chỉ là nhầm lẫn, nếu thật sự đứa trẻ bị bắt cóc, không biết hậu quả sẽ tai hại đến mức nào?

Giáo viên giải thích rằng vì đứa trẻ tỏ ra quen biết và gọi ông ngoại, nên cô “mặc nhiên” coi đó đúng là người nhà của đứa trẻ. Nhưng có lẽ bé chỉ gọi ông vì lễ phép. Việc hoàn toàn tin tưởng vào phản ứng của một đứa trẻ là sai lầm của cô giáo.

Vì vậy, các trường mầm non cần quan tâm hơn đến công tác quản lý an toàn cho trẻ. Trước hết, giáo viên cần xác định rõ với phụ huynh những người được phép đưa đón con. Nếu có thay đổi bất ngờ, phụ huynh cần gọi điện xác nhận với giáo viên, tốt nhất nên có ảnh đi kèm. Trong mọi trường hợp, không cho phép bất kỳ ai đón trẻ mà giáo viên chưa biết rõ danh tính và chưa được cha mẹ xác nhận.

3. Tại sao đứa trẻ lại có thể vui vẻ ra về với người lạ?

Có thể thấy là do đứa trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân và ý thức sự an toàn của chính mình. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con khi ở nhà, hướng dẫn cho con hiểu rõ một số kiến thức an toàn, theo kiểu mưa dầm thấm lâu.

Dạy trẻ tuyệt đối không được ăn, uống đồ của người lạ cho, nhất là những món đã được bóc mở sẵn. Tránh tiếp xúc với người lạ, không được để người lạ có các cử chỉ gần gũi quá mức như ôm, hôn, nắm tay dẫn đi, cho dù có đến trường đón con tan học. Nếu nhận thấy đối phương là người xấu, con hãy tránh xa và cầu cứu người lớn xung quanh, hoặc biết la thật to khi người lạ có những hành động kỳ quặc, động chạm và bắt giữ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật