Thổ Nhĩ Kỳ không đứng yên nhìn Nga định hình Nagorno-Karabakh

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ankara cho rằng đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Nga nhưng căng thẳng giữa Armenia-Azerbaijan sẽ còn kéo dài.
Thổ Nhĩ Kỳ không đứng yên nhìn Nga định hình Nagorno-Karabakh
Thổ Nhĩ Kỳ muốn thể hiện vai trò mạnh mẽ hơn trong khu vực.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã phát đi những bình luận đầu tiên kể từ khi tình hình Armenia-Azerbaijan đạt được ngừng bắn sau đàm phán 10 tiếng đồng hồ ở Moscow, Nga.

Trong bình luận hôm 10/10, Ankaracho biết, lệnh ngừng bắn đạt được cho tình hình ở Nagorno-Karabakh đã không thực sự trở thành một giải pháp cho cuộc xung đột tại đây, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Baku.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, việc ngừng bắn trong khu vực tranh chấp, được thỏa thuận tại Moscow, là “bước đầu tiên quan trọng”, nhưng nó “sẽ không thay thế một giải pháp lâu dài".

Ankara khẳng định “sẽ tiếp tục sát cánh cùng Azerbaijan trên chiến trường và trên bàn đàm phán”.

Quả thực là chỉ thời gian ngắn sau khi hòa đàm kết thúc, mặt trận ở Nagorno-Karabakh tiếp tục ghi nhận tình trạng B.L.

Nười phát ngôn Shushan Stepanyan của Bộ Quốc phòng Armenia ngày 10/10 cho biết: "Không đếm xỉa thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo đạt được trước đó, lúc 12h05, các lực lượng Azerbaijan phát động tấn công nhắm vào Karakhanbeyli, một khu vực ở tiền tuyến."

Người này nói thêm các lực lượng tại vùng Nagorno-Karabakh cũng đã thực hiện các biện pháp đẩy lùi cuộc tấn công trên.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan nói rằng chỉ 30 phút sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, các lực lượng Armenia đã bắn vào các khu vực Terter và Agdam.

"Armenia vi phạm rành rành thỏa thuận ngừng bắn" - Bộ Quốc phòng Azerbaijan ra tuyên bố.

Trước đó, Armenia và Azerbaijan đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau khoảng 10 giờ đàm phán ở Matxcơva. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov giữ vai trò trung gian trong cuộc đàm phán này. Thỏa thuận có hiệu lực từ 12h trưa 10/10 (giờ địa phương).

Giới phân tích cho rằng, bất chấp các quốc gia bên ngoài muốn làm trung gian hòa giải cho căng thẳng ở Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể đứng ngoài ở khu vực.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhìn thấy một cơ hội để thay đổi hiện trạng vùng Nagorno-Karabakh, nơi Pháp, Mỹ và Nga trong nhiều thập kỷ qua đã dẫn đầu các nỗ lực hòa giải quốc tế. Đây cũng là nơi những người Armenia thiểu số giữ quyền kiểm soát mặc dù nó được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan.

Nhà nghiên cứu Galip Dalay tại Học viện Robert Bosch nhận định: "Ở gần như mọi ngóc ngách trên bản đồ, logic của Thổ luôn là ‘phá vỡ’. Bất cứ điều gì làm suy yếu hiện trạng đều có lợi cho họ, bởi vì hiện trạng trước đó được xem là đi ngược lại với lợi ích của Ankara."

"Tại Nagorno-Karabakh, có một cuộc xung đột đang đóng băng, trong đó cục diện vẫn nằm trong tay Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm suy yếu ‘cuộc chơi’ ấy, ngay cả nếu họ không thể hoàn toàn định đoạt nó khi xét tới tầm ảnh hưởng lâu đời của Nga tại khu vực này" – ông Bosch nói.

Theo các nhà phân tích chính trị, lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ - gửi lời đe dọa ngầm tới Armenia và phát thông điệp cảnh cáo tới Nga [quốc gia có hiệp ước quốc phòng với Armenia] – đã cho thấy sự tự tin của họ vào phương thức tác chiến bằng máy bay không người lái (UAV) ở Syria, Libya và Iraq.

UAV của Azerbaijan tiêu diệt các mục tiêu gồm 1 khẩu pháo 122 mm (ảnh trên) và dàn pháo phản lực BN-21 của lực lượng ly khai người Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh (dưới). Ảnh: Bộ QP Azerbaijan

Các UAV do Thổ sản xuất đang làm mũi nhọn dẫn đầu các cuộc tấn công của Azerbaijan. Một quan chức cấp cao tại Ankara nói với hãng tin Reuters rằng, phía Thổ đang cung cấp cơ sở hạ tầng, cũng như những hỗ trợ cần thiết cho loại vũ khí này dù họ không hề triển khai binh lính nào tới chiến trường của Azerbaijan.

Ông Erdogan còn đánh cược rằng, bất chấp sự khác biệt giữa hai phía tại Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ đạt đến mức độ hòa hợp đủ để ngăn chặn một cuộc xung đột quy mô lớn hơn trong khu vực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật