Điều bất ngờ về tàu ngầm Project 613 từng “lỡ hẹn” Hải quân Việt Nam

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên Xô từng có kế hoạch cung cấp cho Hải quân Việt Nam cặp tàu ngầm Project 613 cùng nhiều loại tàu chiến, vũ khí khí tài khác như là một phần của gói chi phí trả thuê căn cứ quân sự Cam Ranh kéo dài 25 năm.
Điều bất ngờ về tàu ngầm Project 613 từng “lỡ hẹn” Hải quân Việt Nam
Ảnh minh họa

Những năm 1980, Liên Xô đã từng có kế hoạch cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam cặp tàu ngầm Project 613 (NATO gọi là lớp Whiskey) cùng nhiều loại tàu chiến, vũ khí khí tài khác như là một phần của gói chi phí phải trả thuê căn cứ quân sự Cam Ranh kéo dài 25 năm. Đáng tiếc, sau đó vì nhiều lý do mà cặp tàu ngầm 613 này đã không thể tới được Việt Nam. Rất nhiều năm sau, Hải quân Việt Nam mới chính thức có được lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ, hiện đại do chính chúng ta “bỏ tiền túi” mua từ Nga.

Về phần tàu ngầm 613, lớp tàu động cơ điện-diesel này hiện đã ngừng hoạt động hầu hết trên thế giới. Một số bị phá dỡ, còn lại được chuyển làm bảo tàng nổi, qua đó công khai nội thất bên trong tàu ngầm. Ảnh: Tàu ngầm Project 613 mang phiên hiệu S189 của Hải quân Liên Xô được đưa về dòng sông Neva, TP St Petersburg để làm bảo tàng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đây là cửa ra vào tàu ngầm đặt trên thượng tầng – đài chỉ huy. Nguồn ảnh: Wikipedia

Được đóng theo công nghệ những năm 1950, cho nên khó có thể đòi hỏi rằng các trang bị trên tàu ngầm 613 hiện đại. Ảnh: Kính tiềm vọng của 613. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hành lang trông khá chật chột, chỉ vừa cho một người đi. Nguồn ảnh: Wikipedia

Cửa vào khoang ngư lôi tàu ngầm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đáng chú ý, tàu ngầm Project 613 chịu ảnh hưởng thiết kế tàu ngầm U-boat của phá‌t xí‌t Đức trong CTTG 2 cho nên hệ thống vũ khí của nó cũng bố trí giống hệt U-boat với 4 ống phóng ngư lôi phía mũi và 2 ống ở đuôi – đặc trưng tàu ngầm Đức đến nay vẫn còn tồn tại. Ảnh: Khoang phóng ngư lôi ở đầu mũi với 4 ống phóng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tổng số ngư lôi mà tàu ngầm động cơ điện-diesel 613 có thể mang theo gồm 12 quả Type 53 series cỡ 533mm có thể đạt tầm bắn khoảng 10km với đầu tự dẫn. Các phiên bản mới nhất loại ngư lôi này hiện vẫn còn được sử dụng trên tàu ngầm lớp Kilo và các thế hệ tàu ngầm hạt nhân Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngay đằng sau phòng ngư lôi là khoang nghỉ ngơi cho binh sĩ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Phòng phóng ngư lôi đặt ở đuôi tàu ngầm. Ngoài khả năng bắn ngư lôi, các ống phóng trên tàu ngầm còn làm cả chức năng rải thủy lôi với cơ số đến 22 quả AMD-1000 hoặc MDT. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tàu ngầm 613 tuy lạc hậu thế nhưng thời bấy giờ Liên Xô đã cố gắng trang bị cho nó tổ hợp radar trinh sát mặt nước RLK-101 và hàng loạt hệ thống định vị thủy âm (sonar), hệ thống đo xa vô tuyến, hệ thống liên lạc dưới nước....Nguồn ảnh: Wikipedia

Phòng vệ sinh của con tàu trông khá rộng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Phòng bếp. Nguồn ảnh: Wikipedia

Các thành phần cơ khí của phòng động cơ tàu ngầm - trang bị 2 máy di‌esel 37D công suất 2.000 mã lực/chiếc, hai động cơ điện PG-101 công suất 1.350 mã lực/chiếc, hai máy điện PG-130 công suất 50 mã lực và 2 trục chân vịt. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đèn được trang bị trong tàu ngầm Project 613. Nguồn ảnh: Wikipedia

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật