Hợp đồng mua An-178 đến tay Nga

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga và Peru đang thảo luận thương vụ một số máy bay vận tải quân sự thay thế cho hợp đồng An-178 với Ukraine.
Hợp đồng mua An-178 đến tay Nga
Máy bay vận tải An-178.

Nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự Nga cho biết, Bộ Nội vụ Peru đã đình chỉ hợp đồng mua máy bay An-178 với Ukraine. "Nga sẵn sàng cung cấp cho khách hàng Peru máy bay vận tải quân sự thay thế cho nhiệm vụ của những chiếc An-178 của Ukraine.

Dòng máy bay đang được Nga và Peru thảo luận có thể phiên bản sửa đổi của Il-76 hạng nặng và Il-112 hạng trung mới nhất. Ngoài ra, Peru còn có những lựa chọn khác và Nga có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu của khách hàng", nguồn tin quân sự Nga cho biết.

Việc Peru quay sang đàm phán với Nga mua máy bay vận tải quân sự khiến nhiều người khá bất ngờ bởi hồi năm 2019, Peru mới ký hợp đồng mua 10 chiếc vận tải cơ An-178 với Ukraine.

Theo điều điều khoản được ký kết, chiếc máy bay đầu tiên sẽ được chuyển giao vào đầu năm 2021 nhưng với năng lực sản xuất khiêm tốn, nhà sản xuất Ukraine không thể giao hàng đúng tiến độ.

"Tính đến thời điểm hiện tại, chiếc máy bay duy nhất đang được sản xuất mới hoàn thành được không quá 40% khối lượng công việc. Cùng với đó cấu hình của An-178 cũng có vấn đề và không được sản xuất với công nghệ như cam kết trong hợp đồng", nguồn tin cho biết thêm.

Tại thời điểm Peru ký hợp đồng với Ukraine, An-178 đã lần lượt đánh bại các đối thủ là máy bay C-27J Spartan từ Ý, C-295 từ Tây Ban Nha, C-130J từ Mỹ, KC-390 của Brazil và Ilyushin Il-214 từ Liên bang Nga.

Sau khi Ukraine công bộ chiến thắng, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos, ông Dmitry Rogozin rằng chương trình An-178 khó có thể tồn tại chỉ với số lượng máy bay được ký kết với Peru.

"Mười máy bay chưa phải là quá trình sản xuất hàng loạt. Để bù đắp các chi phí từ khi triển khai nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy bay, bất cứ một hãng chế tạo hàng không nào cũng cần phải sản xuất một số lượng máy bay lên tới hàng trăm chiếc.

Tôi không tin nhà sản xuất Ukraine có thể sống được với An-178 và dòng máy bay này khó có thể tồn tại", ông Rogozin nói.

An-178 được Hãng chế tạo Hàng không Antonov (Ukraine thừa kế sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ) bắt đầu thiết kế, chế tạo từ tháng 2/2010, dựa trên phiên bản An-158 (An-148-200), với cả 2 phiên bản dân dụng và quân sự.

Vận tải cơ An-178 được trang bị hai động cơ phản lực Progress D-436-148FM, đặt trên giá treo dưới cánh, giúp nó có khả năng chuyên chở 18 tấn hàng hóa hoặc 99 binh sĩ với hành trình bay xa 1.000 km. Nếu mang 10 tấn hàng hóa, An-178 có thể mở rộng hành trình bay tới 4.000 km.

Các phi công thử nghiệm của Ukraine cho biết, máy bay An-178 có tốc độ khoảng 800km/h, trần bay cao tối đa 13km, hành trình bay ổn định cao và có thể đáp xuống hầu hết các địa hình, đáp ứng tốt công tác vận tải hàng hóa hay đổ quân ở những địa hình sơn địa.

Ukraine có kế hoạch từ nay đến năm 2032 sẽ sản xuất tổng cộng khoảng 200 chiếc An-178 để thay thế các dòng máy bay vận tải cũ như An-12, An-26 và An-32, hiện đang được sử dụng trong không quân nước này và phục vụ công tác xuất khẩu.

Với đơn giá khoảng 40 triệu USD/chiếc, An-178 là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng với hầu hết các máy bay khác trên thế giới cùng phân khúc. Tuy nhiên, do năng lực sản xuất hạn chế đã khiến thương vụ An-178 với Peru đổ vỡ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật