Chung thủy hơn nửa đời, cụ ông 86 tuổi ‘dở chứng’ đòi ly dị: Bạc đầu chạy xe ôm nuôi vợ trẻ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở cái tuổi gần đất xa trời, sống trong cảnh không chồng, không con, nhưng bà Thuận (79 tuổi, quận Tân Phú) lại thấy vô cùng thoải mái và thanh tịnh, bởi 8 năm trước là chuỗi ngày đằng đẵng bà sống trong cảnh nhẫn nhịn cay đắng với ông Cường - người chồng hơn vợ 7 tuổi.
Chung thủy hơn nửa đời, cụ ông 86 tuổi ‘dở chứng’ đòi ly dị: Bạc đầu chạy xe ôm nuôi vợ trẻ
Ông Cường xuất hiện trong phiên xử của tòa án (Ảnh: VNE)

Năm 1959, ông Cường và bà Thuận nên nghĩa vợ chồng. Họ không có con sau nhiều năm chạy chữa khắp nơi, song vẫn thương yêu, chăm sóc nhau. Hàng xóm đối diện nhà họ là một người phụ nữ đứng tuổi. Những năm chiến tranh, người này gửi con trai (tên Lâm, hiện 44 tuổi) cho vợ chồng bà Thuận chăm giúp.

Từ đó, ông Cường bà Thuận xem con hàng xóm như con mình, dù không làm giấy tờ nhận con nuôi. Anh Lâm trưởng thành, kết hôn với chị Như, kém chồng 2 tuổi. Cưới xong, anh phải đi làm xa nên nhờ chị ở nhà thay mình phụng dưỡng mẹ, chăm sóc ông bà hàng xóm để tỏ lòng biết ơn.

Ở bên nhau lâu, chị Như và ông Cường nảy sinh tình cảm. Ban đầu họ còn lén lút, rồi sau ngoại tình công khai. Từ năm 2009, ông Cường trở thành người chồng vũ phu, tìm đủ lý do để đánh vợ vì muốn được ở hẳn với bồ.

Quá uất ức và mệt mỏi, một năm sau, bà Thuận nộp đơn xin chia tay, nhưng lại âm thầm rút về, vì sợ bị người đời dị nghị. Bản thân bà cũng mong với sự tha thứ của mình, chồng sẽ thay đổi, để cùng nhau chăm sóc cho tuổi già. Nhưng ông Cường không định "cải tà quy chính" mà còn lấn tới.

Mâu thuẫn gia đình họ căng thẳng hơn khi vợ chồng anh Lâm ly hôn. Vậy là ông Cường đuổi vợ ra khỏi nhà.  Để tránh những trận đòn vô cớ, bà Thuận phải về quê ở Long An sống. Năm 2017, một lần nữa bà xin chấm dứt cuộc sống vợ chồng.

“Lúc đầu, tôi cứ nghĩ, ông ấy sống với người ta, không có con thì thể nào cũng chấm dứt rồi quay về. Lúc đó, tôi sẽ dang tay đón nhận. Bây giờ, nhớ lại suốt thời gian dài bị đánh, tôi cứ rùng mình, chẳng hiểu sao lại có thể chịu đựng tốt như vậy”, bà nghẹn giọng kể lại.

Hình minh họa (Ảnh: Sohu)

Phiên xử lần thứ nhất, bà Thuận rất vui khi được tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn. Căn nhà chia đôi. Nhận thấy, căn nhà này có công sức đóng góp của mình, anh Lâm yêu cầu được chia phần. Ông Cường kháng cáo không chấp nhận.

Phiên xử lần thứ hai, ông Cường đến tòa với mái tóc bạc phơ, lưng còng, da nhăn nheo. Không thể đứng lâu, nói câu được câu mất, ông phải ủy quyền luật sư trình bày quan điểm. Nhìn dáng vẻ khắc khổ của ông, chẳng ai nghĩ, ông đang sống như vợ chồng với cô gái kém mình 44 tuổi suốt 9 năm qua.

Bà Thuận không đến, mà ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng. Phiên tòa trở nên căng thẳng khi các bên đều đưa ra lý lẽ để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, do có nhiều chứng cứ cần phải xem xét nên Hội đồng xét xử đã lùi thời gian tuyên án.

Hơn một năm qua, bà Thuận ở Long An ngày ngày chăm sóc khu vườn nhỏ trong nhà và nuôi một đàn gà, thêm mấy chú cún để tìm niềm vui. Bà cũng tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương để cuộc sống thú vị hơn. Còn ông Cường vẫn ngày ngày chạy xe ôm để lo cho cuộc sống của mình và "vợ" trẻ.

Luật sư Trần Văn Tư, Đoàn luật sư TP HCM là người bảo vệ quyền lợi cho bà Thuận cho biết, câu chuyện của gia đình ông Cường vô cùng đau lòng. Các tình tiết cứ ngỡ chỉ xảy ra trong phim, nhưng lại có thật trong thực tế. “Quyết định của bà Thuận là đúng, dù có buồn một chút khi ở tuổi già”.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Đúng là cuộc đời, chẳng ai biết trước được điều gì sẽ đến với mình, nhất là chu‌yện tìn‌h cảm. Thời trẻ, có biết bao cặp đôi tay nắm tay thề non hẹn biển, nhưng đến lúc về bạc đầu lại bạc bẽo như vôi. Giờ đây, thật chát chúa cho một người đàn ông đầu đã 2 thứ tóc, sẵn sàng công khai chuyện có quan hệ ngoài luồng, làm trò cười cho cả thiên hạ.

Thương bà Thuận bao nhiêu lại càng chán nản cho ông Cường bấy nhiêu. Chỉ vì sự dại dột của ông, hai gia đình tan vỡ, hai bên hàng xóm vốn thân nhau như anh em trong nhà, nhân tình của ông Cường trước đó đã được xem như con dâu trong nhà bà Thuận.

Giờ đây tuổi đã cao, sức đã yếu, căn nhà có thể sẽ chia đôi, tài sản rồi cũng bay mất, cụ ông vẫn phải còng lưng chạy xe ôm để kiếm tiền nuôi cô vợ bé đáng tuổi con tuổi cháu, đó chính là nhân quả ngay trước mắt.

Thực tế cũng đã chứng mình, người đàn ông mà phản bội vợ, bất chấp cả liêm sỉ thì cái kết không bao giờ được trọn vẹn. Vậy mà chẳng hiểu sao, cánh mày râu vẫn ham thích của lạ, ngoại tình lăng nhăng để rồi chịu đau khổ lúc về già.

Thời còn sức khoẻ cường tráng, làm ra tiền, các ông ăn chơi sa đoạ cặp bồ, ruồng rẫy vợ mình. Đến khi tuổi xế chiều thì bị bệnh tật, vợ sau không nuôi, bị lấy mất hết nhà cửa, tiền bạc, sống với vợ bé lại không con, thì có hối hận cũng không kịp.

Cũng may bà Thuận đã tỉnh ngộ sau bao năm chịu đựng, bà đã hiểu một chân lý rất giản đơn: "Tha thứ cho chồng ngoại tình giống như ôm một cây xương rồng vậy". Càng xiết chặt lại càng đau đớn. Và rằng, phụ nữ sinh ra không phải để cam chịu, có những vết thương đã lành sẹo không có nghĩa là hết đau. Đời người ngắn lắm, chẳng ai muốn tiếp tục mặc lại cái áo đã rách nát và phai màu.

Có lẽ trong tương lai, bà Thuận thực sự được an yên nhờ biết rũ bỏ quá khứ, tuy không con cái nhưng bà lại nhẹ gánh trong lòng. Còn với người chồng bội bạc thì mọi sóng gió chỉ mới đang bắt đầu mà thôi. Riêng cái ‘nghiệp’ mà ông phải trả, sẽ không có nổi một điểm dừng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật