Người Israel đón năm mới cùng lệnh phong tỏa gây tranh cãi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dân Israel trải qua những ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái giáo cùng lúc đất nước bị đặt dưới tình trạng phong tỏa lần hai, kéo dài 3 tuần, vì đại dịch Covid-19.
Người Israel đón năm mới cùng lệnh phong tỏa gây tranh cãi
Giữa lúc số ca nhiễm tại Israel tăng mạnh trở lại, lệnh phong tỏa lần hai có hiệu lực ngay trước thềm năm mới của người Do Thái, còn gọi là Rosh Hashanah, hôm 18/9. Ảnh: New York Times.

Đợt phong tỏa này, dự kiến kéo dài 3 tuần, bao trùm giai đoạn 10 ngày được gọi là "High Holy Days" (tạm dịch: những ngày vô cùng thiêng liêng) - tính từ hai ngày năm mới Rosh Hashanah đến lễ chuộc tội Yom Kippur (năm nay là từ 18/9 đến 28/9). Ảnh: Reuters.

Các địa điểm cầu nguyện được yêu cầu lắp đặt màn ngăn, chia tín đồ thành từng nhóm nhỏ theo tính toán dựa trên tỷ lệ lây nhiễm tại khu vực để phòng chống dịch, theo New York Times. Ảnh: AP.

"Đây không phải là kỳ nghỉ lễ mà chúng tôi mong muốn", mục sư Kenneth Brander, chủ tịch Ohr Torah Stone, nhóm truyền giáo Do Thái tại Israel, nói. Ảnh: AFP.

Lệnh phong tỏa được tính toán để trùng với kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất của người Do Thái, với kỳ vọng gây ra ít thiệt hại kinh tế hơn vì dù sao nhiều cơ sở kinh doanh cũng nghỉ ngơi trong dịp này. Các buổi tụ tập gia đình để ăn uống cũng bị hạn chế. Ảnh: AFP.

Đối với nhiều người Do Thái, mất mát này là ở khía cạnh tinh thần hơn là kinh tế, vì họ không thể tụ tập, cầu nguyện như cách vẫn thường làm để gắn kết tình cảm gia đình. Ảnh: AFP.

Đại Giáo đường Do Thái ở Jerusalem, nơi lãnh đạo và nguyên thủ các quốc gia từng đến cầu nguyện, đã tuyên bố đóng cửa trong dịp "High Holy Days". Đây là lần đầu tiên họ làm vậy trong lịch sử hơn nửa thế kỷ. Ảnh: AFP/Getty.

Song việc hạn chế di chuyển trong đợt phong tỏa lần này cũng đi kèm rất nhiều ngoại lệ - làm việc, tập thể thao, diễu hành, mua đồ thiết yếu cũng như thực hiện nghĩa vụ tín đồ - khiến nhiều người Israel nghi ngờ về logic và động cơ của chính phủ. Trong ảnh, người dân cầu nguyện buổi sáng bên ngoài một khu dân cư ở thành phố Ashdod hôm 18/9. Ảnh: Reuters.

Một phụ nữ sơn chữ "Liar" (kẻ dối trá) trong cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv. Nhà lãnh đạo đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng cùng lúc thời gian qua, khiến sự ủng hộ sụt giảm. Ảnh: AFP.

Người biểu tình tập trung tại một đài phun nước ở Tel Aviv hôm 17/9. Một số người chất vấn liệu lệnh phong tỏa mới được đưa ra trên cơ sở khoa học, chính trị hay kinh tế. Ảnh: AFP.

Israel đã kiểm soát thành công dịch bệnh trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên nhưng gần đây số ca nhiễm tăng cao đột biến, trở thành một trong những điểm nóng lớn nhất thế giới về Covid-19. Ảnh: AFP.

Israel ghi nhận hơn 300 ca nhiễm mới trên 100.000 dân trong tuần qua, hơn gấp đôi tỷ lệ lây nhiễm tại Tây Ban Nha, nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất châu Âu, và gấp 4 lần tỷ lệ tại Mỹ. Ảnh: AFP.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật