Mẹ nằm cạnh con vẫn ‘lướt’ điện thoại rất hại não trẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng học hỏi: Bỏ ngay

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trời ơi, chị chồng tui vừa mới sinh được hơn 1 tuần mà ngày nào bả cũng kè kè cái điện thoại bên cạnh. Con thì bé tí mà cả ngày bả cầm điện thoại. Tui cũng biết là tâm lý các mẹ ai cũng muốn lưu giữ những khoảnh khắc của con. Cơ mà kiểu suốt ngày kè kè điện thoại thế hại lắm đấy các mẹ ạ. Tui có vào nói bả vài lần thì bị bả bảo ‘cô thì biết cái gì mà nói’. Tui chẳng biết nói sao nữa.
Mẹ nằm cạnh con vẫn ‘lướt’ điện thoại rất hại não trẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng học hỏi: Bỏ ngay
Ảnh minh họa

Nãy tui có gửi cho bà ý xem bài báo về việc mẹ để điện thoại gần trẻ có tác hại gì. Chắc bả đọc xong rồi mà chắc chưa sợ hay sao ấy, vì tui thấy bả vẫn vừa ôm con vừa lướt điện thoại. Tui thật sự không hiểu thông tin chính thống, do các nhà khoa học công bố mà bả còn không sợ. Đến chịu.

Chuyên gia cảnh báo: Mẹ dùng điện thoại ảnh hưởng tới não bộ trẻ

Hồi tháng 3/2016, gần 100 nhà khoa học gửi yêu cầu Liên Hợp Quốc đưa ra cảnh báo về tác động khủng khiếp của điện thoại lên trẻ em. TS. Devra Davis (nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ chuyên nghiên cứu về tác hại của điện thoại di động với trẻ nhỏ) cho biết: Bức xạ điện thoại sẽ làm thay đổi tuần hoàn não, ảnh hưởng tới khả năng học hỏi của trẻ, còn có thể gây u não. Do đó các mẹ không nên vừa chơi với con vừa dùng điện thoại hoặc dùng điện thoại di động khi cho bé ti.

Lý giải về điều này, TS. Devra Davis cho hay: Não bộ của trẻ chứa nhiều dung dịch hơn người lớn. Vỏ hộp sọ của trẻ cũng mỏng hơn nhiều nên lượng bức xạ trẻ hấp thụ vào từ điện thoại di động cũng cao hơn hẳn. Đó là lý do vì sao cùng ở gần điện thoại di động mà trẻ nhỏ lại chịu nhiều tác hại hơn so với người lớn. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng phải chịu nhiều hậu quả nhất do bé vừa ra đời, đang tập thích nghi với môi trường. Do đó, lượng bức xạ từ điện thoại sẽ ‘ngấm’ thẳng vào não bộ của trẻ.

BS. Kateyune Kaeni (Trung tâm Y tế Valley Pomona, California, Mỹ) cho biết: vừa cho bé ti vừa dùng điện thoại là mẹ đã gián tiếp khiến não bộ trẻ giảm khả năng phát triển tới 40%.

BS. Nguyễn Thị Thanh (Trưởng khoa dịch vụ 1, BV Nhi đồng 2 TP. HCM) cũng cho biết: Từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu không mùi. Chúng sẽ âm thầm tỏa ra và xâm nhập vào não bộ của bé. Trẻ càng nhỏ thì tế bào não càng yếu, tác động của điện thoại di động càng lớn. Bởi, trẻ tiếp xúc với điện thoại càng sớm thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư não gấp 4 – 5 lần bình thường. Do đó, BS. Thanh khuyến cáo cha mẹ không dùng điện thoại khi ở cạnh trẻ. Đồng thời, các mẹ cũng không nên cho bé dưới 15 tuổi sử dụng điện thoại.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một số tác hại khác khi mẹ dùng điện thoại cạnh bé

Ngoài ảnh hưởng tới não bộ thì còn có một số tác hại khi mẹ dùng điện thoại cạnh trẻ nữa mà các mẹ cần biết:

+ Trẻ chậm phát triển:

Nếu bạn nghe điện thoại gần trẻ thì cũng làm tăng lượng bức xạ mà bé phải chịu. TS. Devra Davis nhấn mạnh: Nếu mẹ sạc điện thoại gần nơi trẻ sơ sinh nằm thì lượng bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường, ảnh hưởng rất xấu tới não bộ bé. Điều này khiến trẻ bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

+ Làm giảm khả năng học hỏi:

Tiến sĩ Devra Davis đã tiến hành thử nghiệm trên động vật. Kết quả, bức xạ từ điện thoại có thể làm thay đổi DNA, ảnh hưởng tới khả năng học hỏi của trẻ.

+ Ảnh hưởng tới thị lực của trẻ:

Mắt trẻ còn yếu nên không thể chịu nổi cường độ ánh sáng từ điện thoại chiếu vào. Nếu mẹ cần điện thoại thường xuyên, mắt bé sẽ phải liên tục chú ý vào màn hình điện thoại. Về lâu dài, ánh sáng từ điện thoại sẽ làm suy giảm thị lực và gây ra bệnh về mắt. Đặc biệt, nếu mẹ dùng điện thoại vào ban đêm thì càng nguy hiểm với trẻ hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật