“Lấy” con gái làm vợ: “Con mình, mình đẻ ra thì mình lấy thôi”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Con mình, mình đẻ ra thì mình “lấy“ thôi, đâu có “lấy“ của người khác. Mà hồi đó, con bé cũng chấp nhận “cho“ nên mình mới nhắm mắt làm bừa“, đó là lời tường trình gây phẫn nộ dư luận của người đàn ông lấy con gái “làm vợ“.
“Lấy” con gái làm vợ: “Con mình, mình đẻ ra thì mình lấy thôi”
Hồ Văn Tỉa bị tòa tuyên án chung thân với 3 tội danh đồ‌ּi bạ‌ּi. Ảnh: thanhnien

bi kịch chồng chất

Nghe thông tin về câu chuyện trái luân thường đạo lý trên, chúng tôi lặn lội lên xã miền núi Trà Cang (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) tìm hiểu. Không mấy khó khăn để chúng tôi hỏi thăm đến ngôi nhà nơi diễn ra bi kịch gia đình ấy. Căn nhà không hơn túp lều là mấy nhưng lại là chỗ nương thân của 7 con người lam lũ, nghèo khó, Bà Hồ Thị Niệm (54 tuổi) vồn vã mời chúng tôi vào ngồi trên chiếc chõng tre đặt ở chái nhà trong cơn mưa chiều miền núi. Rót nước từ chiếc ấm nhôm bẹp rúm ra mời khách, bà Niệm chậnn rãi kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện đau buồn của gia đình mình.

Bà Niệm về chung sống mà không cần hôn thú với ông Hồ Văn Tỉa. Sau mấy năm chung sống, hai người đã sinh liền mấy mặt con. Trong đó, Hồ Thị Dương (29 tuổi) là con gái thứ ba. Nhưng bà chẳng thể ngờ, sau này mình và đứa con gái ấy lại vướng vào cảnh “chồng chung”. Bà kể, cuộc sống quanh năm nghèo đói, cả nhà chỉ trông chờ vào ít nương rẫy, cùng chen chúc nhau trong căn nhà làm bằng nứa chật chội. Những lần ngủ chung với đứa con gái nhỏ, ông Tỉa đã nảy sin‌ּh dụ‌ּc vọng rồi cưỡng bức đứa con gái mình từng chăm bẵm, bồng bế. Sau khi Dương mang thai đứa con đầu tiên và cháu bé mất sau đó không lâu thì bà Niệm mới biết chuyện tày trời này. Vì quá tức giận, bà Niệm đã chửi mắng rồi đuổi Dương ra khỏi nhà, bắt lên rẫy xa dựng chòi để ở. Thời gian sau đó, Dương lại tiếp tục sinh bé gái thứ hai và cha đứa bé không ai khác vẫn chính là ông Tỉa. Nhưng lần này, chẳng biết ông Tỉa thuyết phục thế nào mà bà Niệm đồng ý cho con gái ôm con về nhà sống chung.

Cũng vì cách hành xử sai lầm này của bà Niệm mà thời gian sau đó, Dương lại tiếp tục có thai với… cha. Phen này thì bà Niệm làm căng, chửi bới nhiếc móc suốt ngày. Tủi cực, Dương đang bụng mang dạ chửa vượt mặt phải sang xã Tăk Pỏ (huyện Nam Trà My) nấu cơm thuê cho cánh công nhân. Đến ngày chuẩn bị sinh nở, Dương quay về nhà thì cũng là lúc bà Niệm sắp sinh. Vậy là, hai mẹ con cùng sinh con cho một người “chồng”. Những ngày tháng cả hai mẹ con “vượt cạn” là những ngày ông Tỉa phải chạy vạy khắp nơi, lo toan đủ thứ. Tuy nhiên, không chỉ một lần mà trong 15 năm “làm vợ” của cha ruột, Dương đã… 4 lần sinh con cho người cha thú tính này.

Khi được hỏi: “Mấy đứa con đây sao?” thì bà Niệm ngập ngừng: “Không! À ừ, mấy đứa con đó”. Còn mấy đứa nhỏ thì cười khúc khích, tôi thấy lòng mình đau nhói. Bà Niệm năm nay đã chạm tuổi 55, còn con gái là “vợ hai” của chồng thì mới xấp xỉ 30 tuổi. Xung quanh họ, mấy đứa con chung, con riêng chẳng biết xưng hô với nhau như thế nào đang cười đùa rất ngây thơ, xúm xít quanh tôi bảo mở máy cho xem ảnh vừa chụp. Chúng cười toe toét, hồn nhiên như cây cỏ.

Chị Thanh, một người hàng xóm gần đó, bức xúc nói: “Lúc biết chuyện, bà con cũng góp ý nhiều lắm, thôn rồi xã cũng có người gọi bả (bà) lên làm việc nhưng bả đâu có nghe, còn chửi chúng tôi rằng chuyện riêng của gia đình người ta, xía vô làm gì? Còn nói chuyện khuyên răn với con bé Dương thì nó cũng không nghe, còn bảo rằng: “Ông ấy thương tôi hơn thương mẹ tôi”. Vậy là hết nói nổi!”. Trong câu chuyện về nhà bà Niệm, một người đàn ông Xê Đăng (hàng xóm) kể lại với những cái lắc đầu: “Mỗi lúc uống rượu với tui, ông Tỉa than không có cái chi (gì) cho hai bà vợ ăn hết. Ngày ngày, ổng làm quần quật trên nương trên rẫy để có tiền lo cho mấy đứa nhỏ. Thấy cũng tội!”.

TAND tỉnh Quảng Nam vừa mở phiên xét xử và tuyên phạt Hồ Vân Tỉa (53 tuổi, trú tại xã Trà Cang, H. Nam Trà My) mức án chung thân về tội “hiế‌ּp dâ‌ּm trẻ em”, “gia‌ּo cấ‌ּu với trẻ em” và “loạ‌ּn luâ‌ּn”. Tội lỗi này đã kéo dài nhiều năm, vi phạm Pháp Luật, chà đạp đạo đức một phần do sự bao che của chính những người thân thủ phạm và nạn nhân, bên cạnh đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của làng xóm.

Nỗi đau dưới mái nhà xơ xác

Khi thấy Dương có thai đứa thứ ba với cha, làng xóm dị nghị nhiều hơn nên cũng từ đó, hai mẹ con bà Niệm thường xuyên cãi cọ. Khi đứa con thứ hai được hai tuổi thì quan hệ của mọi người trong gia đình bắt đầu đổ vỡ. Ngày Dương ôm cái bụng lùm lùm đứa con tiếp theo, bà Niệm cùng người con trai cả dắt nhau qua ngọn đồi bên cạnh dựng nhà để sống. Hai người con còn lại vì ê chề chứng kiến gia đình tan vỡ nên đã bỏ đi nơi khác sinh sống, “Ông ấy không yêu tôi nữa, ông ấy yêu con Dương nên tôi phải đi lấy chồng khác thôi!”, bà Niệm lý giải. Ra ở riêng được một thời gian bà quyết định dọn đến sống chung với ông Nguyễn Văn Cường (ngụ cùng thôn 7), hiện có với nhau 3 người con.

Một điều oái oăm là nhà bà Niệm với chồng mới nằm cách nhà Dương và ông Tỉa chỉ chưa đầy “một tầm dao quăng” (rất gần, theo cách nói của người dân nơi đây – PV) nên chỉ cần ho một tiếng là biết chuyện. Mỗi lần thấy những đứa cháu nhỏ chạy chơi gần đó, y như rằng bà Niệm lại “lên cơn ghen” quát tháo các cháu. Biết chuyện, ông Tỉa trong vai người cha, cũng là ông ngoại những không dám ra mặt bảo vệ đám trẻ. Sự vắng mặt của bà Niệm vẫn không ngăn được Dương và ông Tỉa tiếp tục mối quan hệ loạ‌ּn luâ‌ּn và những đứa con khác lần lượt ra đời. Dương và ông Tỉa công khai là vợ chồng với nhau và cũng không đăng ký kết hôn, hàng xóm biết chuyện nhưng cũng chẳng thể có ý kiến gì.

Sau một thời gian lấy chồng mới, bà Niệm đem chuyện kể cho ông Nguyễn Văn Tùng (cha chồng mới). Ông Tùng sau đó đã báo sự việc với Trưởng công an xã Trà Cang thời đó là ông Tạ Hồng Cường (đã chết). Thế nhưng vì hạn chế hiểu biết về Pháp Luật, ông Cường chỉ tổ chức họp dân làng rồi xử lý vụ việc bằng cách “phạt vạ” ông Tỉa bằng…10 con gà. Đáng nói là đến lúc UBND xã Trà Cang lại làm thủ tục cấp sổ hộ khẩu cho “gia đình” Tỉa và Dương, trong đó Tỉa làm chủ hộ, Dương là vợ và 3 đứa con chung của cả hai người. Thấy tình cảnh éo le trên, ông Nguyễn Văn Tùng tiếp tục làm đơn tố giác gửi chính quyền địa phương.

Bị đưa về trụ sở công an tỉnh, ông Tỉa khai nhận hành vi nhưng lại nói việc làm của mình chỉ “khó coi” chứ không biết phạm luật. “Con mình, mình đẻ ra thì mình “lấy” thôi, đâu có “lấy” của người khác. Mà hồi đó, con bé (ý nói Dương) cũng chấp nhận “cho” nên mình mới nhắm mắt làm bừa. Về sau bà vợ bỏ đi, con bé có thai nữa, mình không nỡ bỏ rơi nên coi nó như vợ luôn. Sống với nhau mãi cũng quen, không ngại ngùng nữa. Con bé vẫn kêu mình bằng “ba”. Sau ni (này) sinh con, các con lớn thì nó đổi gọi mình bằng “anh”, để nhường tiếng ba cho mấy đứa trẻ gọi, trong nhà cũng khỏi nhầm lẫn!”, ông Tỉa tường trình. Ông Tỉa vẫn khăng khăng: “Mình làm cha nó nên khi nó làm vợ mình, mình còn thương hơn bọn thanh niên trong làng ấy chứ. Nếu gả chồng trong làng cho con Dương chưa chắc sướng hơn”.

Thế nhưng ngược lại với lời khai của ông Tỉa, vì không được chăm sóc nên mới mười mấy tuổi đầu đã làm mẹ, Dương phải lên nương, lên rẫy làm lụng cả ngày để nuôi con. Vì vậy mà sự khắc khổ in hằn lên khuôn mặt của người phụ nữ chưa đầy 29 tuổi này. Theo một số người dân địa phương thì hiện tại Dương bị mắc nhiều chứng bệnh khó nói nhưng vì không biết nhờ vả ai nên đành cố chịu đựng. Đặc biệt, 3 đứa con của Dương lúc sinh ra không chỉ c‌ơ th‌ể bệnh tật mà trí óc cũng không được bình thường. Ngoài đứa con đầu đã mất, đứa thứ hai nay được 14 tuổi nhưng bị dị tật bẩm sinh, chân tay yếu ớt, không làm được việc gì. Đứa tiếp theo 11 tuổi, suốt ngày cười nói lơ ngơ. Cách đây 3 năm, Dương sinh thêm đứa con trai út nhưng hiện tại vẫn chưa biết nói.

Từ lúc ông Tia bị bắt, cuộc sống của Dương càng khó khăn hơn. Để có tiền, Dương đành phó mặc các con ở nhà tự chăm sóc nhau. Dương cho biết, do không đăng ký kết hôn nên đến nay cả 3 đứa con vẫn chưa có giấy khai sinh. Buổi sáng trước khi đi làm Dương mua sẵn 3 gói cháo gói cho con, lúc đói bụng thì mấy đứa con tự nấu lên ăn. “Mỗi ngày đi làm nương làm rẫy thuê kiếm được khoảng 70.000 đồng, mình em nuôi 3 đứa con, không biết cuộc sống rồi đây sẽ như thế nào!”, Dương nói trong nước mắt.

Tương lai mịt mù của những đứa trẻ gọi ông ngoại là cha

Khi chứng kiến sự nheo nhóc trong gia đình này, tôi từng suy nghĩ rằng có thể xét mấy đứa con của Dương vào diện hỗ trợ để đưa đến các trung tâm chức năng nhưng hóa ra mọi chuyện không mấy dễ dàng. Chuyện của mấy cháu bé xảy ra đã lâu nhưng thôn không thông báo lên xã, xã không thông báo lên trên. Nếu người ta linh động thì có thể đưa chúng vào làng tình thương ở huyện Đại Lộc nhưng cũng không dễ.

Hỏi chuyện này, ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch xã Trà Cang (huyện Nam Trà My) buồn bã nói: “Xã thì làm được gì hả anh, biết nhưng đứng ngó thôi vì chúng tôi nghèo lắm, toàn sống nhờ tiền ngân sách. Còn chuyện gia đình người ta, vùng cao anh biết rồi, đụng vào là ăn vạ đấy. Nhìn lũ trẻ, chúng tôi rất đau xót nhưng đành bất lực bởi nó đã vượt khỏi tầm tay mình”. Câu chuyện trái ngang và đau đớn ấy có khá nhiều cán bộ xã rồi huyện cũng biết nhưng câu trả lời chỉ là “cũng được nghe nói” bởi có lẽ chức phận của họ chỉ dừng lại ở đấy.

Ông Hồ Văn Công (Trưởng thôn 7) cho biết: “Thời điểm đó, do nhận thức Pháp Luật hạn chế nên dù biết chuyện trong nhà ông Tỉa, người dân vẫn xem như bình thường và vụ việc bị “bỏ qua” hàng chục năm. Lúc vỡ lở, đại diện chính quyền có đến khuyên bảo, ngăn chặn việc sống chung của hai cha con ông Tỉa nhưng không có kết quả. Gọi cả 2 lên xã làm việc nhưng họ toàn bận đi rẫy, có khi lên nhưng không chịu nói điều gì. Năng lực của địa phương không thể xử lý vì không có căn cứ xác thực để buộc tội và cũng không thể cấm họ ở chung một mái nhà vì trên giấy tờ họ là cha con. Xã bất lực nhờ đến huyện, rồi đến khi tỉnh vào cuộc, ông Tỉa mới bị bắt.

Trước khi chia tay, một cán bộ xã nói theo: “Nói được gì nữa hả anh, họ thích cái bụng thì họ làm. Gạo đã thành cơm, mấy đứa nhỏ nay cũng đã hơn 10 tuổi. Hơn nữa đây là vùng dân tộc thiểu số với nhiều hủ tục, khó lắm các anh ạ!”. chia tay vùng rừng núi heo hút, chúng tôi chỉ biết cầu mong một điều gì đó tốt đẹp hơn sẽ đến với mấy đứa trẻ, để cánh cửa số phận đen đủi không đóng sập vĩnh viễn trước mặt các cháu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật