Đại dịch Châu Chấu – nguy hiểm hơn cả Covid-19?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hết lớp này đến lớp khác ra đời, châu chấu giờ tụ thành từng đàn với số lượng lên tới cả nghìn tỉ con, bay kín đặc không trung. Chúng càn quét, tàn phá những cây trồng quý giá của người dân nhiều quốc gia. Mối hại nguʏ hіểm cho thế giới
Đại dịch Châu Chấu – nguy hiểm hơn cả Covid-19?
Ảnh minh họa

Xem Video: Những thảm họa châu chấu trên thế giới

Với người dân tại phía Đông châu Phi vào lúc này, virus corona không phải là mối lo duy nhất. Dĩ nhiên, Covid-19 với họ vẫn rất nguʏ hіểm, nhưng bên cạnh đó còn một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đang gây đe dọa đến cuộc sống của người dân nơi đây. Đó là "đại dịch châu chấu".

Năm 2019 được xem là một trong những thời điểm Đông Phi ẩm ướt bậc nhất trong lịch sử. Điều này đã tạo ra một môi trường hoàn hảo, cho phép châu chấu sinh sản nhanh đến khủng khiếp. Hết lớp này đến lớp khác ra đời, châu chấu giờ tụ thành từng đàn với số lượng lên tới cả nghìn tỉ con, bay kín đặc không trung. Chúng càn quét, tàn phá những cây trồng quý giá của người dân nhiều quốc gia - trải rộng từ Kenya tới Ethiopia, Yemen, chạm đến cả phía bắc Ấn Độ.

Châu chấu sa mạc được coi là loài nguʏ hіểm nhất trong số tất cả loài di cư gây hại vì khả năng sinh sản nhanh và tốc độ tàn phá mùa màng. Một con châu chấu cái có thể đẻ hơn 150 quả trứng trong một bọc trứng. Sau khoảng 2 tuần, trứng nở thành những con châu chấu non gọi là "hopper". Những con hopper không cánh phát triển trong một tháng trước khi có thể bay, trưởng thành rồi lại đẻ trứng. Một chuyên gia của FAO (Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc chia sẻ: “Nó giống như một đám cháy rừng

 Nếu đám châu chấu mới xuất hiện như đốm lửa trại, chỉ cần dập tắt nó. Nhưng nếu bỏ lỡ, nó sẽ trở thành một trận hỏa hoạn lớn. Khi đó, muốn kiểm soát sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều”. Đại dịch lần này được đánh giá gây hại nghiêm trọng cho các quốc gia có liên quan. Châu chấu được xem là loài phá hoại sản xuất nông nghiệp trong nhiều thế kỷ, tàn phá hoa màu tại mỗi nơi chúng dừng chân cũng như đe dọa nghiêm trọng tới giao thông, an ninh hàng không. Châu chấu bao phủ mặt đất và ăn mọi thứ chúng có thể tìm thấy, trước hết là thảm thực vật, cây cỏ, hoa lá.

Do phát triển theo cấp số nhân như vậy nên có thể các bạn đã nghe tin về đại dịch Châu Chấu từ cuối 2019, và chúng vẫn đang tàn phá với mức độ ngày càng tăng khi đang lan về phía Đông, ảnh hưởng tới các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu không được xử lý và chặn đứng sự phát triển, viễn cảnh tồi tệ nhất là chúng có thể tràn vào Việt Nam khoảng cuối năm nay.

 Châu chấu sa mạc là loài di cư gây hại lâu đời nhất trên thế giới. Châu chấu sa mạc có thể bay 150km mỗi ngày

- 80 triệu con châu chấu có thể che kín 1km2 mà chúng tiêu thụ lượng lương thực tương đương với 35.000 người 1 ngày. Mỗi ngày, những đàn châu chấu phá hoại ăn tới 1,8 tấn thực vật và so sánh một đàn châu chấu có quy mô trung bình cũng có thể phá hủy lượng cây trồng đủ để nuôi sống 2.500 người trong cả năm.

- Covid-19 khiến cho việc chống lại đại dịch này gặp nhiều khó khăn do những trở ngại về vấn đề biên giới đóng cửa, các hang hàng không dừng hoạt động. Nếu không được ngăn chặn đúng cách, số lượng châu chấu có thể tăng lên 400 lần và trở thành đại dịch vào cuối năm 2020

- Những thay đổi thời tiết bất thường cuối năm 2019 tại Châu Phi như mưa lốc nhiều, độ ẩm cao là môi trường hoàn hảo cho châu chấu phát triển và sinh sôi.

- Đại dịch châu chấu ở Kenya được ghi nhận là lớn nhất trong 70 năm qua, khiến 20 triệu người thiếu lương thực trầm trọng. Theo FAO, gần 200 tỷ con châu chấu bao phủ diện tích khoảng 2.400 km2 (dài 60km x rộng 40km), phá hủy ít nhất 700 ha hoa màu tại đây

- Phun thuốc trừ sâu diện rộng là cách hiệu quả nhất có thể sử dụng, tuy nhiên hệ lụy kéo theo là hủy diệt nền sinh thái bởi thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng tới cả các loài côn trùng khác như ong mật, và gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe con người.

- Ấn Độ đã phải triển khai hệ thống drone để có thể phun thuốc trừ sâu diệt châu chấu.

- Cuối năm ngoái thì Trung Quốc đã cho phát triển đàn vệ binh vịt lên tới 10 vạn được huy động khẩn cấp tới vùng biên giới giáp Pakistan và Ấn Độ để đề phòng Châu chấu tiến vào nước này.

- dịch Châu Chấu đã từng xuất hiện vào Việt Nam tại các tỉnh tây bắc như Sơn La, Lào Cai vào đầu năm 2016.

Châu chấu có thể chế biến thành thực phẩm giàu dinh dưỡng và có mùi vị mới lạ (hồi bé mình tự ra đồng bắt ăn thử rồi nhưng có vẻ châu chấu Việt Nam hơi bé không ngon bằng châu chấu Phi - hoặc do mình không biết chế biến

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật