Thành phố bang New Jersey biểu tình ngược dòng số đông ở Mỹ

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thành phố lớn nhất của bang New Jersey, Newark, chưa ghi nhận vụ bắt giữ hay thiệt hại tài sản nào trong một tuần biểu tình vừa qua.
Thành phố bang New Jersey biểu tình ngược dòng số đông ở Mỹ
Hơn 12.000 người dân tại Newark đã xuống đường biểu tình hôm 30/5. Ảnh: Reuters.

Kể từ thập niên 1960, nước Mỹ liên tục chứng kiến nhiều vụ phân biệt chủ‌ng tộ‌c, gây ra làn sóng phẫn nộ và sự mâu thuẫn sâu sắc trong lòng người dân.

Đáng chú ý, một vụ xảy ra tại thành phố Newark năm 1967 đã châm ngòi cho cuộc bạo loạn lịch sử, khiến 26 người thiệt mạng và 1.500 người khác bị thương, theo New York Times.

Năm 1967, điểm giao nhau giữa phố Livingston và Đại lộ 17 là nơi chứng kiến nhiều cuộc biểu tình đẫm máu. Năm 2020, ngã tư này tiếp tục thu hút hàng nghìn người diễu hành để phản đối nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c sau cái chết của George Floyd.  

Điểm khác biệt là các cuộc biểu tình tại Newark đang diễn ra trong ôn hoà, trái ngược với hình ảnh hỗn loạn được ghi lại tại nhiều thành phố khác của Mỹ.

Người dân biết điểm dừng

Một tuần trước đó tại thành phố Minneapolis, anh George Floyd bị sĩ quan Derek Chauvin trấn áp bằng cách đè đầu gối lên cổ. Bất chấp lời kêu cứu từ Floyd, viên cảnh sát tiếp tục hành động B.L, dẫn đến cái chết của người Mỹ gốc Phi này.

Vụ việc làm chấn động nước Mỹ, châm ngòi nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn tại các thành phố lớn. Ở Newark, hơn 12.000 người đã xuống đường hôm 30/5 để bày tỏ sự phẫn nộ với hành động của viên cảnh sát.

Dù vậy, cuộc biểu tình không hề ghi nhận các vụ bắt giữ hay thiệt hại tài sản. “Tình hình rất căng thẳng và đáng lo ngại. Song người dân vẫn biết điểm dừng”, Thị trưởng Newark Ras Baraka trả lời phỏng vấn hôm 31/5.

Thị trưởng Baraka cũng tham gia cuộc biểu tình ôn hoà bằng việc dẫn dắt đám đông diễu hành trong khu vực trung tâm thành phố. “Tôi thật sự tự hào về Newark”, John Schreiber, Chủ tịch Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật bang New Jersey, chia sẻ.

Newark đang là khu vực duy nhất tại Mỹ duy trì được các cuộc biểu tình ôn hoà. Sự phẫn nộ còn đó song tình hình căng thẳng không hề bị đẩy lên.

Bạo loạn năm 1967 ở Newark. Ảnh: New York Times.

Lý do Newark biểu tình ôn hoà

Giới chức và người dân tin rằng các quyết sách kịp thời, nghệ thuật lãnh đạo quần chúng và ký ức đau thương của năm 1967 giúp Newark tránh được những bạo động đẫm máu.

Thị trưởng Baraka cũng là người Mỹ gốc Phi. Cha của ông, nhà thơ Amiri Baraka, từng bị cảnh sát đánh đập dã man trong biểu tình năm 1967. Mở đầu bài phát biểu với câu chuyện về người cha d‌a mà‌u, ông Baraka khẩn thiết kêu gọi người dân hãy biểu tình ôn hoà.

Thị trưởng thành phố Newark, ông Ras Baraka, là một người Mỹ gốc Phi. Ảnh Newark Trust.

Giám đốc sở cảnh sát Newark Athony Ambrose, một người da trắng, không hề điều động các sĩ quan được trang bị súng ống đứng canh gác trên đường phố. Thay vào đó, nhiều nhóm tình nguyện giúp giảm thiểu B.L đã được triển khai.

Nhiều người dân và quan chức thành phố đều khẳng định rằng cộng đồng d‌a mà‌u, gồm nhiều cá nhân từng có hiềm khích với cảnh sát, chính là những người quyết tâm đấu tranh để ngăn chặn bạo loạn.

Aqueela Sherrills, người chỉ huy một nhóm tình nguyện 50 người, cho biết: “Chỉ những kẻ cơ hội và muốn chống đối chính quyền mới lợi dụng tình thế này để hành động quá khích”.

Trường hợp phá hoại duy nhất tại Newark là một người đàn ông da trắng dùng gậy đập vào cửa kính hàng bánh Dunkin’s Donuts.

Cách tiếp cận đặc biệt

James Wright, nam sinh viên d‌a mà‌u sống tại Newark, quyết định không tham gia biểu tình. Wright tìm ra cách khác để nêu ý kiến cá nhân: “Chúng tôi sử dụng mạng xã hội và kêu gọi mọi người đừng phá huỷ thành phố”.

Theo ông Ambrose, 320 sĩ quan của Sở cảnh sát Newark đã khá “chật vật” để vừa trấn áp đám đông biểu tình, vừa duy trì nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Ông này phải huy động thêm 280 cảnh sát từ các thị trấn lân cận đến giúp đỡ.

Tại ngã tư của phố Livingston và Đại lộ 17, đám đông ném chai lọ và la hét vào lực lượng cảnh sát. Nhiều người trèo lên nóc hoặc rạch lốp xe cảnh sát song không có vụ bắt giữ nào được ghi nhận.

Thành phố Newark có 282.000 dân với khoảng một nửa là người Mỹ gốc Phi. Ảnh: Reuters.

Ông Ambrose cho biết cảnh sát Newark sẽ theo dõi sát sao các đoạn phim ghi lại cuộc biểu tình và tiến hành bắt giữ khi cần thiết. “Chúng tôi luôn cảnh giác cao độ và nghiêm trị những trường hợp gây ra bạo động hoặc ngược đãi người d‌a mà‌u”.

Thành phố Newark có 282.000 dân với khoảng một nửa là người Mỹ gốc Phi, 36% là người gốc Tây Ban Nha trong khi người da trắng chỉ chiếm 10% còn lại. Trong khi đó, 84% lực lượng cảnh sát tại Newark là người d‌a mà‌u hoặc người gốc Tây Ban Nha.

Junius Williams, nhà sử học nổi tiếng của Newark nhận định Thị trưởng Baraka đang lãnh đạo thành phố với sự bình tĩnh và sáng suốt: “Thị trưởng luôn tìm cách kết nối với người dân, ông ấy không hề ngăn cản sự phẫn nộ chính đáng của họ”.

Giám đốc điều hành của tập đoàn bảo hiểm Prudential, ông Charles Lowrey, cũng đồng ý với quan điểm trên. “Tầm ảnh hưởng trong cộng đồng của ông Baraka thật đáng kinh ngạc. Ông ấy mang theo thông điệp: chúng ta sẽ làm tốt hơn nếu đoàn kết”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật