Biểu tình như nội chiến tại Mỹ, thế giới không dửng dưng đứng nhìn

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng trăm người đã tập hợp tại London, Berlin để phản đối cái chết của George Floyd. Quan chức và truyền thông Trung Quốc thì mỉa mai chính quyền Trump.
Biểu tình như nội chiến tại Mỹ, thế giới không dửng dưng đứng nhìn
Biểu tình tại Berlin, Đức. Ảnh: Reuters

Các quốc gia trên thế giới đang chứng kiến tình trạng bất ổn dân sự kinh hoàng tại Mỹ sau cái chết của George Floyd. Người đàn ông da đen này t‌ử von‌g sau khi bị một sĩ quan cảnh sát da trắng đè lên cổ tới ngừng thở. Những sự kiện có xu hướng phân biệt chủ‌ng tộ‌c không còn làm giật mình ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Đốt xe và cảnh sát chống bạo động xuất hiện khắp các trang chủ của báo chí toàn cầu ngày 31/5. tin tức về đại dịch Covid-19 đã lui xuống thứ hai.

Cái chết của Floyd vào ngày 25/5 tại Minneapolis là vụ việc mới nhất trong loạt trường hợp người da đen chết dưới tay cảnh sát Mỹ.

Hàng ngàn người đã tập trung tại London hôm qua để bày tỏ ủng hộ cho những người biểu tình tại Mỹ. Hô vang khẩu hiệu: "Không có công lý! Không có hòa bình!" và vẫy những tấm biển với dòng chữ "Còn bao nhiêu người nữa?" tại Quảng trường Trafalgar, những người biểu tình đã phớt lờ quy tắc cấm tập trung đông người do đại dịch của chính phủ Anh. Cảnh sát đã không ngăn họ lại. Sau đó, người biểu tình kéo đến đại sứ quán Mỹ. Tại đây, một hàng dài cảnh sát vây quanh tòa nhà. Hàng trăm người xuống đường và vẫy các tấm bảng.

Người biểu tình tại Đan Mạch cũng tụ tập đến trước đại sứ quán Mỹ ngày hôm qua. Họ mang theo những tấm biểu với thông điệp như "Ngừng giết người da đen".

Đại sứ quán Mỹ tại Berlin là nơi diễn ra các cuộc biểu tình hôm 30/5 với phương châm: "Công lý cho George Floyd". Hàng trăm người nữa đã đổ xuống đường vào ngày hôm qua tại khu vực Kreuzberg của thủ đô, mang theo các khẩu hiệu như "Im lặng là B.L", "Cảnh sát hãy trách nhiệm" và "Gọi cho ai khi cảnh át giết người?". Không có vụ tai nạn nào được báo cáo.

Tờ báo bán chạy nhất của Đức, Bill ngày hôm qua đã đặt một tiêu đề giật gân: "Sát nhân cảnh sát này khiến nước Mỹ nổi giận" kèm theo đó là mũi tên chỉ vào ảnh của Derek Chauvin. Đây là người bị buộc tội giết người cấp độ 3 sau cái chết của Floyd. Bài báo của Bill đã đăng tả "những cảnh tượng như trong một cuộc nội chiến".

Tại Italy, phóng viên của tờ Corriere della Sera, Massimo Gaggi đã viết rằng phản ứng với vụ giết Floyd "khác biệt" so với những trường hợp người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát giết trước đó.

Các quan chức Trung Quốc và truyền thông nhà nước đã chọc tức chính quyền Trump về các cuộc biểu tình và cướp bóc liên quan đến chủ‌ng tộ‌c đã nhấn chìm các thành phố của Mỹ. Trước đó Washington từng chỉ trích và đe dọa những động thái của Bắc Kinh để dập tắt tình trạng bất ổn tại Hong Kong.

Hu Xijin, biên tập viên tờ Hoàn cầu Thời báo đã đăng lên Twitter, nói rằng các quan chức Mỹ giờ có thể thấy các cuộc biểu tình ngay bên ngoài cửa sổ: "Tôi muốn hỏi Chủ tịch Hạ viện Pelosi và Ngoại trưởng Pompeo: Giờ Bắc Kinh có nên ủng hộ các cuộc biểu tình tại Mỹ, giống như các ngài đã làm với các cuộc biểu tình tại Hong Kong?".

Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ ra tình trạng bất ổn chủ‌ng tộ‌c của Mỹ bằng dòng tweet: "Tôi không thể thở", lời mà Floyd nói trước khi chết.

Trên Weibo, một nền tảng giống như Twitter của Trung Quốc, các clip cho thấy cảnh sát Minneapolis bắn đạn vào cư dân vì vi phạm lệnh giới nghiêm đã lan truyền khắp đại lục sau khi được Hoàn cầu Thời báo và Nhân dân Nhật báo đăng tải. Đến sáng 1/6, "Vệ binh Quốc gia Mỹ đã bắn vào nhà các cư dân" là một trong 10 chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo và hashtag "Bạo loạn Mỹ" (US riot) có tổng cộng 1,36 tỷ lượt xem.

Biểu tình tại Anh với thông điệp "Sinh mạng người da đen cũng quý giá". Ảnh: EPA

Tại Iran, nơi ngăn chặn mạnh mẽ các cuộc biểu tình trên toàn quốc bằng việc giết hàng trăm người, bắt giữ hàng ngàn người và làm gián đoạn truy cập internet, truyền hình nhà nước đã phát đi phát lại những hình ảnh về tình trạng bất ổn tại Mỹ. Một người dẫn chương trình đã thảo luận về "một cảnh khủng khiếp tại New York, nơi cảnh sát tấn công người biểu tình". Một thông điệp trên truyền hình nhà nước khác đã cáo buộc các cơ quan cảnh sát Mỹ tại Washington "đốt xe hơi và tấn công người biểu tình" mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

"Gửi đến người dân Mỹ: Thế giới đã nghe thấy sự phản đối kịch kiệt của các bạn về tình trạng áp bức. Thế giới đang sát cánh với các bạn", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nói tại một cuộc họp báo. "Và gửi đến các quan chức, cảnh sát Mỹ: Ngừng B.L chống lại người dân của các bạn và hãy để họ được thở".

Nga đã buộc tội Mỹ về "các vấn đề mang tính hệ thống trong lĩnh vực nhân quyền". Moscow tố cái chết của Floyd là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ cảnh sát B.L chống người Mỹ gốc Phi. "Sự cố này khác xa lần đầu tiên trong hàng loạt hành vi vô pháp và B.L phi lý của lực lượng thực thi Pháp Luật Mỹ", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố. "Cảnh sát Mỹ thường xuyên vi phạm những tội ác ở mức độ cao như vậy".

Tờ Rodong Sinmun của Triều tiên ngày 1/6 đã đưa tin về các cuộc biểu tình, nói rằng những động thái này "lên án gay gắt" vụ "giết người tàn bạo và vô pháp" của một cảnh sát da trắng đối với công dân da đen. Bài báo đăng 3 bức ảnh lớn lấy từ Minneapolis Star Tribune, Reuters và AFP, cho thấy cảnh biểu tình trong những ngày gần đây tại thành phố mà Floyd chết. Nó cho biết hàng trăm người biểu tình tập trung trước Nhà Trắng, hô khẩu hiệu "Không công lý, không hòa bình" và các cuộc biểu tình xảy ra tại những thành phố lớn, dự kiến sẽ còn leo thang. Bài báo của Triều Tiên không đưa ra bất cứ bình luận trực tiếp nào về chính truyền Tổng thống Donald Trump.

Tại nước láng giềng của Mỹ, Canada, một cuộc biểu tình chống phân biệt chủ‌ng tộ‌c đã biến thành đụng độ giữa cảnh sát Montreal và người biểu tình. Ở phía bên kia bán cầu, tại New Zealand, khoảng 2.000 người đã diễu hành trên đường phố Auckland đến lãnh sự quán Mỹ và hô khẩu hiệu "không công lý, không hòa bình". 500 người khác đã tập trung tại thành phố Christchurch và một đám đông lớn được dự kiến sẽ duy trì buổi cầu nguyện dưới ánh nến bên ngoài các tòa nhà quốc hội tại Wellington.

Tin Liên Quan

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật