Mỹ treo thưởng 10 triệu USD tìm “trùm” mã độc tống tiền Hive

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Mỹ treo thưởng 10 triệu USD để truy tìm ’trùm’ mã độc tống tiền Hive. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thưởng 5 triệu USD cho những thông tin giúp bắt giữ bất kỳ cá nhân nào tham gia hoặc có ý định tham gia Hive. Đây là một trong những mạng lưới tấn công bằng mã độc hàng đầu thế giới, được cho là nhắm tới 1.500 thực thể ở hơn 80 quốc gia.
Mỹ treo thưởng 10 triệu USD tìm “trùm” mã độc tống tiền Hive
Ảnh minh họa

Ngày 8/2, Chính phủ Mỹ thông báo treo thưởng 10 triệu USD cho thông tin về những kẻ đứng sau chương trình mã độc "Hive" bị đánh sập vào tháng trước.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo treo thưởng 5 triệu USD cho những thông tin giúp bắt giữ bất kỳ cá nhân nào, bất kể quốc tịch, tham gia hoặc có ý định tham gia mạng lưới tấn công mạng bằng mã độc tống tiền xuyên quốc gia này.

Thông báo nêu rõ Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh và đối tác để ngăn chặn các vụ tấn công bằng mã độc tống tiền đe dọa các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc gia, cũng như những cơ sở hạ tầng trọng yếu.

Hive là một trong những mạng lưới tấn công bằng mã độc hàng đầu thế giới, được cho là nhắm tới 1.500 thực thể ở hơn 80 quốc gia, trong đó có Mỹ, và thu về số tiền bất chính hơn 100 triệu USD.

Các cuộc tấn công bằng mã độc thường nhắm tới những hệ thống máy tính không được bảo mật đầy đủ, thủ đoạn chính là mã hóa hoặc đánh cắp dữ liệu rồi gửi thông báo tới nạn nhân để đòi tiền chuộc lại dữ liệu hoặc giải mã dữ liệu, nếu không các dữ liệu sẽ bị công khai.

Nhóm tin tặc Hive được cho là bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2021. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã quyết liệt triệt phá nhóm này.

Hồi cuối tháng 1/2023, FBI đã tuyên bố "xóa sổ" mã độc khét tiếng ransomware của Hive.

Vào tháng 1 vừa qua, mạng lưới Hive đã bị đánh sập trong một chiến dịch phối hợp giữa FBI và cảnh sát Đức, cảnh sát Hà Lan và cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol).

Hive hoạt động theo mô hình cung cấp phần mềm tấn công theo đơn đặt hàng, theo đó tác giả viết phần mềm để cung cấp cho các tin tặc thực hiện các cuộc tấn công và sau đó hai bên thỏa thuận phân chia số tiền chuộc có được từ hoạt động này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật