Chồng hờ hững chuyện chăn gối, vợ bất lực câm nín

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cả đời sống tâm lý và tìn‌ּh dụ‌ּc của chị đều bị chồng phớt lờ. Không ít lần chị có tư tưởng “bỏ quách cho xong” nhưng cuối cùng giữa hai ngời cũng có thể tháo gỡ được...
Chồng hờ hững chuyện chăn gối, vợ bất lực câm nín
Ảnh minh họa

Có những cuộc hôn nhân bên ngoài tưởng như êm ấm, hạnh phúc nhưng thực chất bên trong lại tẻ nhạt và trống rỗng. Nhiều phụ nữ cảm thấy cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình, không được yêu thương, quan tâm, mất kết nối với “nửa kia”, thường xuyên rơi vào trạng thái buồn bã.

Đời sống tâm lý và tìn‌ּh dụ‌ּc vốn rất quan trọng nhưng không phải ai cũng được đủ đầy. Trong chặng đường hôn nhân 10 năm của mình, chị Bích Dung nhiều lần cảm thấy chới với và muốn từ bỏ. Không có những cuộc cãi vã “long trời lở đất”, cũng không có người thứ ba chen chân… hôn nhân của chị “chết mòn” bởi sự hờ hững của đôi bên.

Chị Dung và chồng có 6 năm yêu đương trước khi kết hôn. Chị tưởng như mọi sự ngọt ngào, yêu thương, quan tâm của chồng đều đã dành hết cho 6 năm đó. Sống chung dưới một mái nhà, tình cảm của vợ chồng chị dần nguội lạnh.

Chị từng vạch ra rất nhiều nguyên nhân cho vấn đề này như: sống chung với mẹ chồng nên vợ chồng không có không gian riêng bày tỏ tình cảm, những xích mích giữa mẹ chồng – nàng dâu khiến chồng chị nản lòng, mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái, quản lý kinh tế khiến đôi bên không còn mặn mà với nhau…

Kết quả, hôn nhân rạn nứt sau gần 10 năm chung sống. Vợ chồng chị sống với nhau chỉ vì trách nhiệm, còn tình yêu là thứ gì đó quá mông lung và xa vời.

“Cả ngày có khi vợ chồng tôi nói chuyện không quá hai câu. Buổi tối mỗi người một việc, rồi mệnh ai nấy ngủ. Đôi lần, tôi chủ động nói chuyện thì chỉ như “ném đá xuống giếng”. Tôi cảm thấy chồng không có nhu cầu tâm sự, chia sẻ với mình. Đối với anh ấy, chuyện cần nói với vợ chỉ có 2 thứ: con và tiền. Dần dần, tôi cũng không muốn chia sẻ cuộc sống riêng tư với chồng, mọi thứ đều tự tìm cách giải quyết”, chị chia sẻ.

Trong cả đời sống tìn‌ּh dụ‌ּc, chị cũng bị “bỏ đói”. Vợ chồng chị không quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc trước hôn nhân nên đến tận khi lấy nhau, chị mới biết chồng khá “yếu”. Trong 5 năm đầu sinh và nuôi con nhỏ, tần suất vợ chồng “chung chăn gối” tính theo tháng. Sau này, con số đó là nửa năm. Đỉnh điểm là 2 năm gần đây, vợ chồng chị ở cạnh nhau mà không có “chu‌yện ấ‌y”.

“Anh ấy không chủ động, tôi cũng không đòi hỏi vì cho rằng, như thế là cầu xin sự bố thí. 10 năm bên chồng, tôi chưa bao giờ được thoả mãn thực sự. Tôi tự nhận thấy mình là người không quá ham “chu‌yện ấ‌y” nên mới chịu đựng được đến bây giờ. Nhưng tôi cũng là phụ nữ, cũng có lúc khao khát được yêu. Hôn nhân nguội lạnh, vợ chồng xem nhau như người dưng, lên giường là tự động quay lưng sang phía khác. Tôi chợt nhận ra, lòng tin và tình yêu chúng tôi từng dành cho nhau đã rạn vỡ. Tôi không thể tự nắm bàn tay mình trong một cuộc hôn nhân câm lặng”, chị Dung tâm sự.

Chị tìm cơ hội "sửa chữa" hôn nhân (Ảnh minh hoạ)

Chị vốn tưởng sẽ “nhốt” mình trong cuộc hôn nhân lạnh nhạt này suốt phần đời còn lại nhưng bỗng một ngày, chị biết đến “Tiệm sửa chữa hôn nhân”. Chị biết rằng, trong đời sống vợ chồng, không phải lúc nào cũng chỉ có 2 phương phán: chịu đựng và ly hôn. Có rất nhiều cuộc hôn nhân méo mó đã được người trong cuộc “chữa lành” và trở nên tốt đẹp hơn.

Chị cũng muốn một lần “sửa chữa” cuộc hôn nhân của mình. Sau quãng thời gian quá dài sống hờ hững với nhau, chị quyết định thẳng thắn đối diện với chồng, đối diện với hôn nhân đang trên bờ vực tan vỡ.

“Tôi gửi cho chồng một email rất dài, bày tỏ hết nỗi lòng mình. Tôi chuẩn bị trước tinh thần chồng sẽ không trả lời nhưng không ngờ, anh còn gửi lại cho tôi một email dài hơn thế nữa. Những gì anh nói ra khiến tôi không tin nổi.

Thì ra, những điều tôi nhận thấy cũng là những gì anh cảm thấy. Tôi cô đơn trong cuộc hôn nhân này, anh cũng chẳng hề hạnh phúc. Sự cao ngạo của tôi trong tìn‌ּh dụ‌ּc khiến một người “yếu” như anh càng thêm tự ti rồi cuối cùng “bỏ đói” cả hai. Chúng tôi đều bế tắc nhưng không một ai chủ động tháo gỡ”, chị kể lại.

Lần chia sẻ ấy giúp vợ chồng chị có cái nhìn khác về đối phương. Đó không phải là phép màu khiến cho cuộc hôn nhân của chị lập tức “hồi sinh” nhưng đó là bước ngoặt quan trọng để đôi bên biết “sửa mình”.

“Thay đổi là cả một quá trình và chúng tôi phải sửa từng chút một. Tôi nhận ra, hôn nhân cần ghi nhớ 3 điều: Không lạnh lùng, không gượng ép và không giả vờ. Hôn nhân là không bao giờ ngừng chia sẻ”, chị nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật