Án oan 30 năm của người đàn ông tật nguyền

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau hơn 30 năm chịu án giết người hàng loạt, mong muốn được “rửa sạch vết nhơ” của ông Yoon Sung Yeo, 54 tuổi, đã thành sự thật.
Án oan 30 năm của người đàn ông tật nguyền
Ông Sung Yeo vui mừng sau phán quyết vô tội.

Sóng gió trên làng quê thanh bình

Từ năm 1986, Hwaseong, vùng nông thôn nằm ngay phía Nam thủ đô Seoul, bị “khuấy động” bởi hàng loạt vụ giết người. nạn nhân là phụ nữ có độ tuổi từ thiếu niên đến 70. Tất cả đều bị tấn công tìn‌ּh dụ‌ּc, bị siế‌t c‌ổ bằng chính quần áo của họ nên thủ đoạn gây án này được coi là “chữ ký” của hung thủ.

Người đầu tiên bị sát hại là một phụ nữ 71 tuổi. Một buổi sáng sớm vào tháng 9/1986, bà cụ ra ngoài ruộng thu hoạch bắp cải và biến mất. th‌i th‌ể nạn nhân được tìm thấy vài ngày sau đó.

Thời điểm đó, Hwaseong là vùng quê yên bình nên những vụ án mạng ít được chú ý. Chỉ có ba cảnh sát được giao tìm hiểu sự việc do phần lớn nhân viên trong sở cảnh sát và khu vực lân cận được tăng cường để đảm bảo an ninh cho Đại hội thể thao châu Á 1986 do Hàn Quốc đăng cai tổ chức tại thủ đô Seoul.

Nhưng nhiều tháng trôi qua, ngày càng có nhiều phụ nữ mất tích. Một số nạn nhân là phụ nữ trẻ tuổi thiệt mạng khi đang trên đường về nhà vào đêm muộn. th‌i th‌ể của họ được tìm thấy vài ngày sau đó.

Sau nhiều vụ án mạng, mọi người nhận thấy kẻ giết người chỉ nhắm vào những phụ nữ mặc đồ đỏ. Từ đó, những người phụ nữ càng không dám mặc đồ đỏ ra đường vì sợ sẽ rơi vào tầm ngắm của kẻ thủ ác. Tin đồn lan nhanh nên người dân đã cho dựng một con bù nhìn giữa cánh đồng như lá bùa hộ mệnh để xua đuổi kẻ giết người.

Cảnh sát nhận ra đang đối phó với một kẻ giết người hàng loạt với thủ đoạn vô cùng tinh vi, độc ác. Cuối cùng, họ quyết định mở cuộc điều tra quy mô lớn. Nhiều cảnh sát từ Seoul và tỉnh Gyeonggi được điều động đến Hwaseong phá án. Theo hãng tin The Korea Herald, hơn 1,8 triệu cảnh sát đã vào cuộc

Khung cảnh Hwaseong nhìn từ trên cao.

Áp lực của cơ quan điều tra

Vào thời điểm xảy ra sự việc, cảnh sát Hàn Quốc chưa đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm ADN. Do đó, nhóm máu là bằng chứng duy nhất để truy tìm hung thủ. Cảnh sát xác định được nghi phạm có nhóm máu B. Họ đã thẩm vấn hơn 20.000 người đàn ông, gần như tất cả số nam giới tại Hwaseong nhưng không hữu ích trong việc xác định hung thủ.

Cơ quan điều tra đã thu thập tất cả những gì có thể như lông trên c‌ơ th‌ể, nước bọt, mẫu máu. Nhưng do thiếu thiết bị và công nghệ để phân tích mẫu đúng cách, họ không thể tìm ra bằng chứng quan trọng trong vụ án. Ngay cả dấu vân tay cũng chỉ được so sánh qua mắt thường.

Cảnh sát nhận định hung thủ là một kẻ tâm thần thông minh. Ở hiện trường, hắn ta để lại những chứng cứ chung chung nên khó truy lần dấu vết từ những điều này. Nếu không đủ thông minh, hắn ta đã để lại những chứng cứ quan trọng có thể luận tội.

Tuy nhiên, cảnh sát cũng thu thập được một số manh mối quan trọng. Vào tháng 11/1986, một người phụ nữ đã trốn thoát trong gang tấc khi kẻ giết người trói cô lại và lục tìm chiếc ví của cô. Người này sau đó đã cung cấp mô tả hình dạng của hung thủ cho cảnh sát. Cụ thể, đó là một nam giới ngoài 20 tuổi với dáng người mảnh khảnh, tóc ngắn và đôi mắt sắc lạnh. Dù vậy, vụ án vẫn rơi vào ngõ cụt.

Đỉnh điểm vào tháng 9/1988, một nữ sinh 14 tuổi bị giết. Không giống những vụ án trước đây, nạn nhân được tìm thấy đã qua đời trên giường tại nhà riêng. Là vụ án thứ 8 trong hai năm vừa qua, kẻ giết người đã trở nên liều lĩnh hơn khi đột nhập vào nhà của nạn nhân để sát hại họ. Áp lực từ phía phụ huynh và công chúng đè nặng lên quá trình điều tra. Người dân yêu cầu giới chức phải từ chức nếu không bắt được thủ phạm.

Xác định nghi phạm

Lee Chun Jae (ảnh trái) hồi trẻ có nét tương đồng với tranh mô tả hung thủ.

Sau khi sàng lọc hầu hết nam giới trong diện tình nghi, cảnh sát xác định thủ phạm là Yoon Sung Yeo, 21 tuổi. Người này làm nghề thợ hàn, bị tàn tật từ nhỏ vì bệnh bại liệt và phải nghỉ học giữa chừng do mẹ mất vì tai nạn.

Trước đó, cảnh sát tìm thấy 8 sợi tóc trong phòng của nạn nhân 14 tuổi, trong đó ít nhất 3 sợi là của một người nhóm máu B. Ngoài ra, họ còn thu thập được kim loại nặng trong các sợi tóc.

Những chứng cứ này chỉ ra Sung Yeo hoàn toàn phù hợp với mô tả về hung thủ. Trong tóc của anh ta cũng có bụi titan, vật liệu thường được sử dụng trong hàn. Cảnh sát cũng cho rằng động cơ gây án của Sung Yeo là do rất ghét phụ nữ vì khiếm khuyết trên c‌ơ th‌ể.

Hôm bị bắt, khuôn mặt Sung Yeo vẫn đang lấm lem sau một ngày dài làm việc. Anh chuẩn bị ăn cơm thì cảnh sát ập vào, dùng còng tay chế ngự. Sung Yeo vĩnh viễn không thể quay lại ăn nốt bữa cơm ngày hôm đó.

Trong quá trình thẩm vấn, Sung Yeo cho biết có quen một số bạn bè của nạn nhân nhưng anh không biết nữ sinh này và chưa từng vào nhà cô. Dù liên tục khẳng định mình vô tội, anh vẫn bị cảnh sát bắt ngồi xổm, đứng lên trong 1 - 2 giờ và bị đá. Anh không được ăn, không được ngủ.

Trong khi đó, cảnh sát liên tục tra hỏi anh bằng những câu giống nhau và khẳng định anh quen biết và muốn tấn công tìn‌ּh dụ‌ּc nạn nhân. Nhớ lại buổi thẩm vấn ngày hôm đó, Sung Yeo bày tỏ: “Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu tôi chết. Tôi sẽ không còn cảm thấy đau đớn như này”.

Cuối cùng, Sung Yeo đành thú nhận dù không nhớ đã viết gì vào tờ khai. Cảnh sát cáo buộc Sung Yeo đã trèo qua tường vào giữa đêm để lẻn vào phòng ngủ của nạn nhân. Nhưng tình tiết này vẫn còn nhiều lỗ hổng. Là người khuyết tật, Sung Yeo không thể dễ dàng trèo qua bức tường cao 3,5m vào giữa đêm và khống chế một cô gái cao lớn, khoẻ mạnh.

Lý giải về việc Sung Yeo nhận tội, ông Lee, chuyên gia tâm lý tội phạm cho rằng những người bị khuyết tật về thể chất hoặc trí tuệ như Sung Yeo là những người dễ bị tổn thương. Họ có thể thừa nhận tội ác ngay cả khi bản thân vô tội vì muốn chấm dứt đau khổ.

Vào những năm 1980, cách thức điều tra tội phạm hoàn toàn khác so với hiện nay. Khi nghi phạm đã nhận tội, cuộc điều tra sẽ tập trung vào người này. Ngay cả khi không có đầy đủ bằng chứng, nghi phạm vẫn bị tuyên là có tội và cuộc điều tra chấm dứt.

Tuy nhiên, khi Sung Yeo ngồi tù, vụ án mạng thứ 9, thứ 10 vẫn xảy ra với cùng thủ đoạn tương tự. Cảnh sát tin rằng 2 vụ án này là do kẻ khác “bắt chước” cách hành động của Sung Yeo. Dù thời điểm đó, nhiều người nghi ngờ kẻ giết người thực sự vẫn đang nhởn nhơ bên ngoài. Sau nạn nhân thứ 10, các vụ giết người đột ngột dừng lại.

Niềm đau mang tên “vô tội”

7 tháng sau khi nhận tội, vào tháng 2/1990, Sung Yeo làm đơn kháng cáo. Một công tố viên do toà án chỉ định sẽ tiếp nhận vụ việc này nhưng công tố viên đó chưa từng xuất hiện.

“Tôi không phải người có học thức và cũng không tường mọi câu hỏi. Tôi không biết phải làm thế nào. Không ai tin rằng tôi vô tội”, Sung Yeo bày tỏ.

Sau này, Sung Yeo cho biết năm 1987, Hàn Quốc đã cải cách hiến pháp. Theo đó, quy định lời thú tội của nghi phạm không đủ để kết tội họ chính là hung thủ. Vụ án của Sung Yeo được mang ra xử lý năm 1988 nên lẽ ra, công tố viên phải từ chối cáo buộc của cơ quan điều tra do không có bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, họ không làm như vậy. Đối với Sung Yeo, đây là một trong những “sai lầm nghiêm trọng nhất trong lịch sử điều tra của Hàn Quốc”.

Trong thời gian ngồi tù, Sung Yeo liên tục nói rằng mình vô tội nhưng không ai tin. Vụ án dần dần mờ nhạt trong kí ức của công chúng. Năm 2006, 15 năm sau khi vụ giết người cuối cùng xảy ra, thời hiệu truy tố vụ án đã kết thúc. Điều này đồng nghĩa dù kẻ giết người được tìm thấy, hắn ta không thể bị buộc tù.

Sung Yeo ở trong tù 2 thập kỷ cho đến khi được ân xá vào năm 2009. Không có ai để trò chuyện, Sung Yeo thường chia sẻ tâm tư với cựu quản giáo nhà tù, ông Park. Hai người dần trở thành bạn bè thân thiết. Có những ngày tuyệt vọng, Sung Yeo cho biết chỉ muốn quay lại nhà tù.

Nhưng hầu hết thời gian, anh kể cho Park nghe về người mẹ quá cố của mình. Ông mong muốn có thể minh oan để mẹ ở dưới suối vàng yên tâm nhắm mắt.

Ông Bae Yong-ju, cảnh sát trưởng tại Hwaseong, cúi đầu xin lỗi về sai lầm trong vụ án giết người hàng loạt.

hung thủ lộ diện

Năm 2019 được đánh dấu bởi đột phá trong công nghệ điều tra. Những tiến bộ trong phân tích ADN cho phép cảnh sát trích xuất các mẫu từ bằng chứng. Nhờ đó, họ phát hiện ra một kết quả trùng khớp với vụ án mạng năm xưa.

Nghi phạm được xác định là một người đàn ông khoảng 50 tuổi, tên Lee Chun Jae. Người này đang thụ án chung thân từ năm 1994 về tội tấn công tìn‌ּh dụ‌ּc và Giết người. Hắn đã hã‌ּm hiế‌ּp và giết chết em gái của vợ mình rồi phi tang xác của nạn nhân.

Trong cuộc thẩm vấn, khi đối diện với những chứng cứ năm xưa, Chun Jae đã nói rằng: “Cuối cùng các vị cũng tìm ra tôi đấy à?”.

Lịch sử phạm tội của Chun Jae dần sáng tỏ sau khi người này vẽ lại những bức tranh chi tiết về hiện trường vụ án. Khi nhắc đến vụ giết người thứ 8 với nạn nhân 14 tuổi, hắn ta vẽ bố cục ngôi nhà gần như hoàn hảo.

Như vậy, bằng chứng của 10 vụ án đều nhắm vào Chun Jae. Tuy nhiên, hắn ta mang nhóm O thay vì nhóm máu B như cảnh sát kết luận. Đây là lỗi lớn trong quá trình điều tra năm xưa.

Sau khi Chun Jae thú nhận, Sung Yeo đã yêu cầu xét xử lại vụ án. Chun Jae thừa nhận giết 10 nạn nhân cùng 4 người khác mà cảnh sát không hề hay biết.

Ngày 17/12, bồi thẩm đoàn đã phán quyết Sung Yeo vô tội. Cơ quan công tố và toà án cũng công khai xin lỗi anh. Khi chứng kiến hung thủ thật sự nhận tội, Sung Yeo đã bật khóc. Anh được chính phủ bồi thường 2,5 tỷ won (khoảng 2,1 triệu USD).

Sau khi giành lại sự trong sạch, Sung Yeo bày tỏ: “Tôi không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu hay tương lai sẽ chảy theo hướng nào. Nhưng hiện tại, tôi cảm thấy vô cùng hài lòng”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật