Móng Cái: Phát triển bền vững giáo dục, đào tạo

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TP Móng Cái đang có nhiều giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt triển khai Đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và đầu tư cơ sở vật chất trường học đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025.
Móng Cái: Phát triển bền vững giáo dục, đào tạo
Học sinh Trường Mầm non Hải Yên học vẽ.

Năm học 2021-2022, thành phố có 69 cơ sở giáo dục (56 trường học từ cấp mầm non đến THPT; 1 Trung tâm GDNN-GDTX; các trung tâm học tập cộng đồng...) với tổng số 855 nhóm, lớp học, hơn 28.600 học sinh. Hệ thống trường lớp đa dạng, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, người dân trên địa bàn.

Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân, phụ huynh học sinh, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh, ngành GD&ĐT TP Móng Cái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, trên địa bàn, 100% trường học được kiên cố hóa, 47/56 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% trẻ em các xã miền núi, hải đảo, khó khăn trong độ tuổi đi học ra lớp...

Tiếp tục đổi mới, phát triển bền vững chất lượng giáo dục, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu đổi mới hiện nay, thành phố triển khai Đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và đầu tư cơ sở vật chất trường học đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025.

Theo đó, thành phố sẽ xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, cùng với đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, đáp ứng quy mô phát triển và đạt chuẩn quốc gia, yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nguồn lực thực hiện Đề án dự kiến khoảng 570 tỷ đồng.

Trung tuần tháng 8 vừa qua, Thành ủy Móng Cái đã tổ chức Hội nghị “Hiến kế nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố”. Tại hội nghị các đại biểu là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học và lãnh đạo các địa phương của thành phố đã phát biểu ý kiến, đề xuất giải pháp khả thi, tập trung vào 4 nhóm vấn đề, 20 nội dung.

Phòng học thông minh tại Trường THCS Ninh Dương.

Thành phố đang tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, nhân viên, đảm bảo đúng quy định; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học, quản lý giáo dục; nhân rộng mô hình trường, lớp học thông minh, hệ thống phần mềm quản lý nhà trường trực tuyến; đầu tư hạ tầng CNTT để xây dựng trường học thông minh đồng bộ với Đề án thành phố thông minh; thu hút đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, nhanh tiếp cận với chuẩn quốc tế; xây dựng và đề xuất xây dựng khung chính sách để thúc đẩy phát triển nhanh, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật