Cặp vợ chồng U80 và hình xăm hơn nửa thế kỷ của người đàn ông yêu vợ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dọc theo lối mòn nhỏ ở bãi bồi sông Hồng, phía dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội), ông Thành cùng vợ có một cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ.
Cặp vợ chồng U80 và hình xăm hơn nửa thế kỷ của người đàn ông yêu vợ
Cả 2 ông bà đều đã ngoài 80 nhưng vẫn hết mực yêu thương nhau.

Gần như chẳng liên quan gì tới 28 hộ dân sống ở đây, tổ ấm của cặp vợ chồng già là ngôi nhà phao nhỏ bé lênh đênh dưới sông nước. Để có thể tiếp cận ngôi nhà, khách sẽ phải đi qua cây cầu nhỏ bằng gỗ bắc từ bờ lên "nhà" của 2 ông bà.

Cùng vì đã nhiều tuổi nên ông Thành bị chứng lãng tai, người khác nói gì đều nhờ bà Thủy thuật lại. Bà Thủy vẫn hay nói vui rằng: "Ông bị lãng tai nên nhiều khi buồn cười lắm, nhà có mỗi hai vợ chồng mà nhiều lúc nói chuyện cứ phải như phải hét lên. Có khi ở tận bên kia sông cũng nghe thấy nhưng chưa chắc ông đã hiểu"

Cũng đã 51 là vợ chồng nhưng ông bà vẫn luôn trao cho nhau thứ tình cảm mặn nồng nhất, ân cần vun vén như ngày mới yêu. 3 năm gần đây, đôi mắt bà Thủy bị viêm màng thống nên không còn nhìn rõ, ông Thành phải tần tảo lo từng miếng ăn, manh áo cho vợ.

Ngày ngày ông ở nhà lo chuyện cơm nước, phụ giúp bà Thủy từ những sinh hoạt cá nhân. Tối đến khi mọi người đã yên giấc là lúc ông Thành bắt đầu với cái nghề mưu sinh của mình. Ông lang thang đi nhặt phế liệu từ khoảng 9h tối cho đến tờ mờ 4-5h sáng hôm sau mới về.

Là vợ, thấy chồng vất vả, bà Thủy buồn lòng không khỏi buồn rầu xót xa: "Tôi thương ông ấy lắm, cứ lọ sớm hôm, nhưng nếu không đi chẳng có gì ăn. Nhiều người thương nên cũng hay cho, chứ ông mắt cũng mờ tai lại lãng thì nhặt chẳng ăn thua".

Từ ngày mắt bà không còn thấy đường, ông đi làm cũng không yên tâm nên lúc nào cũng cố làm thật nhanh để về sớm với bà. " Cũng vì lo lắng bà không thấy đường nên tôi đã phải làm những cái song tre bao xung quanh, đêm hôm tôi ra ngoài, sợ bà lọ mọ lại ngã xuống sông thì khổ".

Dù cả hai không với nhau mụn con nào, nhưng trong mái ấm nhỏ của ông bà vẫn luôn ngập tràn tình yêu thương và tiếng cười. Đó chính là niềm vui của sự lạc quan, yêu đời, thật sự thì đôi khi hạnh phúc chỉ bình dị thế thôi.

Phe phẩy chiếc quạt cho bà, trên cánh tay của ông Thành vẫn còn đậm rõ dòng chữ "26-9-69". "Đó chính là ngày mà ông gặp bà, đó thực sự là thời khắc đầy ý nghĩa với cả hai. Tình cảm của ông cũng như hình xăm này vậy, dù thế nào đi chăng nữa cũng không phai nhạt theo năm tháng".

Cánh tay của ông Thành.

Nói tới đây, bỗng dưng ánh mắt ông Thành lại quay sang phía người vợ nhỏ bé của mình cũng nỗi âu lo ẩn sâu trong lòng. Ông sợ rằng một không may, ông không còn được ở bên cạnh lắng lo cho bà. "Thú thực tôi rất sợ nếu tôi ra đi trước, ai sẽ là người lo cơm nước cho bà ấy? Bà ấy có nhìn thấy gì đâu mà làm", giọng ông Thành như nghẹn ứ.

Sống trên đời, người ta chỉ lo liệu có đủ tình cảm để ở với nhau trọn kiếp. Nhưng ngược lại, nỗi lo của ông Thành bà Thủy là tuổi tác, ông bà sợ tuổi già khiến họ phải chia lìa nhau, một người còn lại sẽ không còn ai chăm lo sớm tối. Nghĩ thôi, chúng tôi cũng bất giác nén một tiếng thở dài trong nỗi suy tư về một kiếp người...

Căn nhà bằng tôn của 2 vợ chồng ông bà.

Tuy đã ở độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng ông Thành vẫn nhớ như in ngày gặp bà ở ga Hàng Cỏ. "Ngày xưa, tôi mồ côi cha mẹ nên năm 1969 ra Hà Nội xin ăn. Thấy bà ấy đang lụi hụi lấy tay gom gạo rơi vãi ở sau nhà ga để nấu lên ăn. Tôi mới đến hỏi chuyện và ngỏ ý muốn "về chung một nhà" với bà ấy".

Bà Thủy cũng là trẻ mồ côi, đi xin ăn, không xin thì nên ra nhà ga lượm gạo rơi nấu ăn cho qua ngày. Đồng cảm với hoàn cảnh của nhau, ông bà quyết về chung một nhà. "Tôi và ông ấy đều thân cô, thế cô, nên khi được ngỏ ý, tôi đồng ý luôn. Những lúc ốm đau còn có người chăm lo".

Từ hai mảnh đời bất hạnh, khổ cực, họ ghép lại với nhau thành một gia đình nhỏ ấm áp, hạnh phúc. Tuy công việc mò cua bắt ốc chẳng được là bao, nhưng chí ít họ không còn thấy đơn độc nữa.

Bữa cơm đạm bạc của 2 vợ chồng ông bà.

chia tay ông bà vào lúc trời sẩm tối, khi bên kia cầu Chương Dương đã sáng đèn. Chúng tôi ngoảnh lại, thấy "ngôi nhà" nhỏ của ông bà tối đen, nhưng dường như ở đó vẫn ánh lên ánh sáng của tình yêu thương. Cuộc sống ngày càng hiện đại, xô bồ, con người ta dễ dàng vì đồng tiền mà buông bỏ nhau. Song đâu đó, vẫn còn chu‌yện tìn‌h "một túp lều tranh hai trái tim vàng". Hãy để tình yêu thương làm kim chỉ nam để cuộc sống thêm hạnh phúc và trọn vẹn. Bởi có lẽ, hạnh phúc bền bỉ lại đến từ những điều giản dị, thân thương đến vô thường.

Dù thiếu thốn đủ đường nhưng hai ông bà chưa bao giờ nghĩ tới chuyện sẽ bỏ nhau lại. "Ông ấy và tôi giống như chiếc áo rách vai và quần vá vậy", chẳng thể nào sống thiếu nhau được. Chúng tôi chỉ mong có nhiều sức khỏe để được sống cùng nhau", bà Thủy tâm sự.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật