Đà Nẵng trong ngày đầu nới lỏng, chuyển trạng thái chống dịch mới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 20 ngày thực hiện biện pháp ’ai ở đâu ở yên đó’, ngày 5/9, TP. Đà Nẵng nới lỏng chuyển sang trạng thái chống dịch mới. Một số ngành nghề được phép hoạt động trở lại.
Đà Nẵng trong ngày đầu nới lỏng, chuyển trạng thái chống dịch mới
Ảnh minh họa

Sau 8 giờ sáng, khi quyết định chuyển sang trạng thái mới trong chống dịch của thành phố Đà Nẵng có hiệu lực, đường phố Đà Nẵng có nhiều người, phương tiện hoạt động. Tuy nhiên, do ngày đầu tiên thực hiện nới lỏng trùng với ngày nghỉ cuối tuần nên đường phố vẫn còn thưa vắng. Phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà từng là “điểm nóng” về dịch Covid-19 của thành phố Đà Nẵng từ khi dịch bùng phát mạnh. Sau hơn 1 tháng nỗ lực dập dịch, ổ dịch tại đây cơ bản được kiểm soát, trở thành “vùng vàng” của thành phố Đà Nẵng. Nhiều khu dân cư ở phường Nại Hiên Đông vẫn giữ được “vùng xanh” an toàn từ đầu mùa dịch.

Sau nhiều ngày tạm đóng cửa, hôm nay, các cửa hàng tạp hóa được phép mở cửa trở lại. Người dân trong tổ dân phố được phép đến mua hàng hóa, giảm áp lực cho Tổ trưởng tổ dân phố phải đi chợ giúp dân gần tháng nay.

Ông Nguyễn Đức Thiện, ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà làm việc tại cơ sở sản xuất ở Khu công nghiệp thủy sản Thọ Quang cho biết, gần 1 tháng nghỉ việc, sáng nay ông được đi làm trở lại. Trước khi đi làm, ông tranh thủ ghé một quán tạp hóa mua ít đồ thực phẩm về nhà.

“Khu vực ở đây bị phong tỏa nên tôi phải ở nhà hơn 1 tháng nay. Hôm nay, tôi được cấp giấy đi đường để đi làm lại. Chủ trương của thành phố làm cho người dân thuận lợi hơn trong việc đi mua sắm vật dụng cần thiết trong gia đình. Hy vọng mọi người giữ đúng tiêu chí khoảng cách 5K an toàn cho bản thân và cộng đồng”, ông Thiện cho hay.

Một số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoạt động trở lại với số lượng tiểu thương giới hạn, nhưng đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu. Công tác phòng chống dịch Covid-19 được giám sát chặt đảm bảo trong quá trình mua bán. Người mua thực phẩm thiết yếu tại chợ chủ yếu thông qua tổ điều hành, hoặc tổ Covid-19 cộng đồng. Các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ đều được tiêm vaccine phòng Covid-19. Tại chợ Cồn, quận Hải Châu, sáng 5/9 chỉ cho phép 24 tiểu thương buôn bán các mặt hàng thiết yếu như: rau củ, quả thịt, cá…

Ông Nguyễn Đắc Hùng, Trưởng Ban quản lý chợ Cồn thành phố Đà Nẵng cho biết, chợ mới tổ chức thí điểm một số hộ ra kinh doanh. Tổng số là 24 hộ ra kinh doanh. Bán thí điểm chủ yếu là phục vụ cho các tổ cộng đồng, chưa phục vụ cho người dân được. Thực hiện đúng khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Hộ dân ra bán phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và phải xét nghiệm trước, phải đeo kính chống giọt bắn, quầy bán hàng giăng dây chống dịch.

Đến sáng 5/9, có 179 doanh nghiệp với hơn 15.000 lao động tại các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trở lại làm việc với phương án “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng chỉ bố trí tối đa một nửa số lao động trở lại làm việc. Doanh nghiệp phải xét nghiệm SARS-CoV-2 người lao động 3 ngày 1 lần. Mỗi doanh nghiệp cũng đã thành lập Tổ An toàn phòng chống Covid-19 có từ 2 đến 3 người thường xuyên giám sát người lao động, phát hiện kịp thời những công nhân ho, sốt, kiểm soát chặt chẽ các đơn vị cung cấp hàng hóa từ bên ngoài vào như suất ăn, vật liệu.

Ông Trần Văn Tỵ, Phó Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng cho biết, chỉ sử dụng lao động thuộc vùng an toàn (nếu trường hợp đặc biệt phải sử dụng lao động ở vùng nguy cơ thì phải yêu cầu ở lại công ty.

“Đối với doanh nghiệp, điều kiện để doanh nghiệp hoạt động trở lại, doanh nghiệp phải có đầy đủ phương án phòng chống dịch và đánh giá mức nguy cơ phải là từ nguy cơ thấp trở xuống thì mới được hoạt động. Doanh nghiệp phải sử dụng lao động có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR ít nhất 1 lần, lần gần nhất trong vòng 48 giờ trước khi trở lại làm việc”, ông Tỵ nói

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12611
  1. Cách Đà Nẵng triển khai app chống dịch nhanh chóng, đơn giản
  2. Giấy đi đường 4.0: Sao Hà Nội không “học theo” Đà Nẵng?
  3. Đà Nẵng phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát để phát hiện F0 còn lại trong cộng đồng
  4. Ngày 5-9, Đà Nẵng có 64 ca mắc Covid-19, 1 ca cộng đồng
  5. Thêm 64 ca F0, Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa Covid-19
  6. Hình ảnh Đà Nẵng trong ngày đầu chuyển trạng thái chống dịch mới
  7. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin, mỗi người dân ít nhất một mũi
  8. Ngày đầu Đà Nẵng nới phong tỏa: Gia hạn giấy đi đường, chợ và tạp hóa mở cửa
  9. Ở vùng xanh bỗng chuyển đỏ, giấy đi đường QRCode Đà Nẵng mất hiệu lực
  10. Người dân Đà Nẵng được làm gì sau ngày 5/9?
  11. Đà Nẵng: Chủ động giãn dân ở kiệt, hẻm và khu chung cư có nguy cơ cao
  12. Từ 8 giờ ngày 5-9, người dân ở vùng xanh được phép tập thể dục, đi chợ, bán hàng mang về
  13. Đà Nẵng phát hiện 2.400 F0 qua 5 đợt xét nghiệm toàn diện
  14. Từ 8 giờ sáng 5/9, người Đà Nẵng ra khỏi nhà phải có giấy đi đường QRCode
  15. Đà Nẵng: Số ca cộng đồng giảm, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát
  16. Người dân Đà Nẵng ngồi ở nhà bấm điện thoại là làm xong giấy đi đường
  17. Ngày 4-9, Đà Nẵng có 47 ca mắc Covid-19, 5 ca cộng đồng
  18. Đà Nẵng giãn dân, di dời 250 người ra khỏi khu vực điểm nóng hạn chế lây nhiễm chéo
  19. Sống chung với dịch Covid-19: Sau ngày 5.9, Đà Nẵng có cách mới trong kiểm soát
  20. Người dân Đà Nẵng tra cứu các vùng đỏ, vàng, xanh bằng cách nào?
  21. Người Đà Nẵng theo dõi vùng xanh, vàng, đỏ ở đâu?
Video và Bài nổi bật