“Khi nào bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM gỡ phong tỏa, gia đình tôi mới ngừng nấu cơm”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiều 14-6, trước hàng rào phong tỏa của bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM, một chiếc xe dừng lại. Chị Nguyệt Thanh cùng các thành viên trong gia đình hối hả chuyển hơn 300 phần cơm gửi vào các y – bác sĩ đang cách ly.
“Khi nào bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM gỡ phong tỏa, gia đình tôi mới ngừng nấu cơm”
Hơn 300 phần cơm đã được trao đến các bác sĩ tại bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM chiều 14-6

Các hộp cơm chuyển qua hàng rào phong tỏa của bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM do gia đình chị Đỗ Phạm Nguyệt Thanh (ngụ đường Lê Quốc Hưng, phường 13, quận 4) nấu từ tờ mờ sáng.

Clip: Hơn 300 phần cơm được gửi đến bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM mỗi ngày

Gia đình cả ba thế hệ từ ông bà, con, cháu cùng quây quần bên nhau để nấu cơm. Người ướp thịt, người xào rau, người đóng hộp, tất bật làm cả ngày. Không ai cảm thấy mệt mỏi, ngược lại ngôi nhà còn rộn ràng tiếng cười.

Tiếng cười rộn ràng xua tan đi những mệt mỏi

Chị Nguyễn Phan Thanh Thảo (41 tuổi) chia sẻ: "Công việc của tôi cũng là một đầu bếp nên nấu nhiều thức ăn như vầy không gặp khó khăn. Ngược lại, tôi còn cảm thấy vui vì lâu lắm rồi mới có dịp cả nhà cùng nấu ăn với nhau".

Chị Thảo là đầu bếp chính nấu cơm gửi vào bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM

Các món ăn hấp dẫn được gia đình chuẩn bị kỹ lưỡng

Được vào bếp nấu ăn là niềm hạnh phúc của chị Thảo

Ngày trước khi dịch chưa bùng phát, mọi người thường bận rộn với công việc của mình. Bây giờ do dịch nên mọi người ở nhà nhiều hơn và cũng là dịp gắn kết tất cả các thành viên trong gia đình.

Chị Đỗ Phạm Nguyệt Thanh, chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu Y sinh - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, là người khởi xướng ý tưởng nấu cơm này. Cũng là một bác sĩ nên chị hiểu được cảm giác của các bác y – bác sĩ ở bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM lúc này.

Hay tin bệnh viện phong tỏa, chị muốn làm gì đó giúp mọi người ở bên trong. Chị đã viết một bài đăng lên mạng xã hội Facebook và nhanh chóng nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các mạnh thường quân.

Chị Thanh cảm thấy may mắn vì nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người

Trong nhà mỗi người phụ trách một việc. Phụ nữ thì tỉ mỉ chăm chút từng phần cơm

Trẻ em đóng gói hộp cẩn thận

Đàn ông phụ trách những việc nặng nhọc

Nhận được những sự ủng hộ và lời động viên của mọi người xung quanh, gia đình đã quyết tâm "chiến đấu" cùng bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM đến cùng. Bao giờ bệnh viện gỡ phong tỏa, bao giờ các y – bác sĩ được ra ngoài, gia đình mới dừng nấu cơm cho mọi người" - chị Nguyệt Thanh tâm sự.

Không đơn giản là bữa ăn đơn thuần, gia đình đã đặc biệt lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất, lên thực đơn phù hợp với chế độ ăn của các bác sĩ. Các bác sĩ trong bệnh viện làm việc rất mệt nên cơm phải thật ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Những hộp cơm đầu tiên hoàn thành được vận chuyển đến bệnh viện

Vì tính chất công việc nên đa phần các bác sĩ không ăn ngay, việc đóng gói cẩn thận sẽ giúp cơm và thức ăn bảo quản được lâu hơn. Cả gia đình chị Thanh mong muốn những phần cơm này sẽ góp sức giúp các bác sĩ vững tin chống dịch.

Được biết, ngoài việc nấu cơm gửi đến các y – bác sĩ, trước đó, gia đình chị Thanh đã làm hơn 25.000 tấm chắn giọt bắn gửi tặng các bệnh viện trong toàn thành phố.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật