NATO tập trận “khủng” trên biển Baltic, Nga yêu cầu chấm dứt “hành động khoe khoang vũ khí”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày tập trận chung trên biển Baltic với cuộc diễn tập Baltops-2021 có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
NATO tập trận “khủng” trên biển Baltic, Nga yêu cầu chấm dứt “hành động khoe khoang vũ khí”
Mỹ điều tàu chỉ huy Mount Whitney thuộc hạm đội 6 tham gia tập trận. (Nguồn: Izvestiye)

Cuộc tập trận Baltops-2021 bắt đầu từ ngày 6/6, dự kiến kết thúc ngày 18/6, có sự tham gia của hơn 4000 binh sĩ đến từ 18 nước thành viên NATO, cùng với 40 tàu chiến, 60 máy bay và trực thăng.

Lực lượng hùng hậu

Nội dung cuộc tập trận nhằm tấn công các mục tiêu trên bờ, bảo vệ không gian mạng, tìm kiếm tàu ngầm và đổ bộ vào Lithuania.

Theo nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga, thời điểm NATO kỷ niệm 40 năm ngày tập trận chung trên biển Baltic, lúc đó quan hệ Nga-NATO được cho là khá tốt đẹp. Do vậy, tàu đổ bộ Kaliningrad của Nga được mời tham gia. Nội dung cuộc tập trận Baltops thời điểm đó chủ yếu tập trung vào rà phá bom mìn, đấu tranh chống cướp biển và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Tuy kế hoạch cuộc diễn tập Baltops-2021 của NATO lần này vẫn được thông báo là mang tính chất hòa bình nhưng nội dung, theo đánh giá của phía Nga, lại mang tính hung hăng và gây hấn. Cụ thể như tấn công các mục tiêu trên bờ, trên biển, cô lập các khu vực trên biển, tổ chức các hoạt động khám xét tuần tra.

Thành phần tham gia tập trận cũng được mở rộng hơn như bộ binh hải quân, các chuyên gia an ninh mạng. Nhóm tàu chiến của NATO thực hành các thao tác phòng không tập thể, tìm và diệt tầu ngầm trên biển Baltic.

Đặc biệt ngay từ những ngày đầu, Mỹ điều máy bay B-52H có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Đan Mạch, Hà Lan điều máy bay F-16. Thụy Điển điều máy bay Saab JAS-39 Gripen tham gia diễn tập. Đây là một hiện tượng ít gặp từ trước tới nay.

Điểm khác biệt nữa trong cuộc diễn tập Baltops-2021 lần này của NATO là các hành động của binh sĩ có tính thực tiễn cao, đòi hỏi sự nhanh nhạy đối phó với diên biễn cụ thể của tình hình.

Ngoài máy bay B-52H, Mỹ còn điều tàu chỉ huy Mount Whitney của hạm đội 6 tới tham gia diễn tập, trực tiếp chỉ đạo cuộc đổ bộ vào Lithuania.

Toàn bộ hoạt động tham gia diễn tập của các hạm đội của các nước thành viên NATO đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh lực lượng hải quân tấn công và lực lượng hỗ trợ. Trụ sở của Bộ tư lệnh này được đặt ở Bồ Đào Nha, do vậy việc bảo vệ các thiết bị thông tin là vô cùng cần thiết.

Một trong những nội dung quan trọng nữa của Baltops-2021 là bảo vệ hệ thống máy tính của các tàu chiến, hệ thống điều khiển thông tin tự động của các cụm quân và phản ứng đáp trả trước các cuộc tấn công mạng của đối phương.

Nga đối phó với ’hành động khiêu khích"

Chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin nhận định: “Rõ ràng những hoạt động tập trận của NATO là nhằm vào Nga. NATO đã công khai coi Nga là kẻ thù chính và đang tìm cách để đối đầu. Để huấn luyện khả năng chiến đấu cho binh sĩ và tăng cường triển khai quân gần biên giới Nga, NATO tích cực tiến hành tập trận với quân số tham gia ngày càng đông”.

Tổng tư lệnh Lực lượng phòng không vũ trụ Nga Sergey Surovikin cho biết: “Trong cuộc tập trận Baltops-2019, máy bay ném bom của NATO còn thực hành các thao tác tấn công tên lửa vào các mục tiêu bên trong Kaliningrad và dọc biên giới phía tây của Nga”.

Đại sứ quán Nga ở Washington tuyên bố “việc Mỹ đưa máy bay B-52H tham gia tập trận Baltops-2021 là một hành động khiêu khích”, đồng thời khẳng định “hành động khoe khoang vũ khí của Mỹ chỉ làm gia tăng căng thẳng ở châu Âu mà thôi” và yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay những hành động nguy hiểm như vậy ở gần biên giới Nga.

Chi tiết cuối cùng của cuộc tập trận Baltops-2021 của NATO được cho là cuộc đổ bộ hạn chế vào thành phố Klaipeda của Lithuania, điểm cách không xa thành phố Kaliningrad của Nga.

Song song với cuộc diễn tập Baltops-2021 của NATO, quân đội Nga cũng tổ chức diễn tập hải quân cho hạm đội Baltic, các tàu chiến và máy bay của quân đội Nga theo dõi sát sao mọi động thái của NATO.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật