Điều trị ung thư tại Việt Nam nhiều kỹ thuật tương đương thế giới

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong 4 thập kỷ qua, điều trị ung thư tại Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ, nhiều kĩ thuật hiện tương đương thế giới, trong đó 2 tiến bộ mới nhất là điều trị đích và điều trị miễn dịch
Điều trị ung thư tại Việt Nam nhiều kỹ thuật tương đương thế giới
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu lễ kỷ niệm 40 năm thành lập bộ môn ung thư

Ngày 15/12, Bộ môn ung thư tổ chức Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Bộ môn. Trụ sở của Bộ môn được đặt tại bệnh viện K, bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực điều trị ung thư. Lịch sử phát triển của Bộ môn ung thư luôn đồng hành và gắn liền với lịch sử phát triển của bệnh viện K...

Trong giai đoạn đầu khi mới thành lập, Bộ môn gặp không ít khó khăn từ cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy thiếu thốn…Tuy nhiên bằng tình yêu nghề, bằng tài năng và tâm huyết, các thầy cô đã vượt qua và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Bên lề lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Bộ môn ung thư, PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc bệnh viện K, Phó chủ nhiệm bộ môn chia sẻ, trong 4 thập kỷ qua, điều trị ung thư tại Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ, nhiều kĩ thuật hiện tương đương thế giới.

2 tiến bộ mới nhất là điều trị đích và điều trị miễn dịch. Tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, tái phát di căn tại tuyến trung ương đều được sử dụng thuốc nhắm trúng đích, hiện BHYT hỗ trợ chi trả 50%.

Các số liệu theo dõi cho thấy, các bệnh nhân ung thư phổi, gan, buồng trứng, v‌ú, đại trực tràng, thận, khoang miệng… khi sử dụng thuốc điều trị đích đều tăng thời gian sống thêm. Với ung thư phổi, khi dùng thuốc Tyrokinase thế hệ thứ 3 có thể kéo dài thời gian sống thêm gần 39 tháng (hơn 3 năm) so với trước.

Với liệu pháp miễn dịch, đây chính là xu hướng điều trị ung thư trong tương lai. Tại Việt Nam đang triển khai 2 phương pháp.

Thứ nhất, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch để tháo bỏ những “chốt” do tế bào ung thư tạo ra nhằm kìm hãm phản ứng miễn dịch của c‌ơ th‌ể. Tuy nhiên, chi phí dùng thuốc đắt, tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng thấp và chỉ tháo được 15-20% “chốt”, không phải tất cả.

Tại bệnh viện K, một số bệnh nhân tự bỏ tiền điều trị liệu pháp này với chi phí khoảng 120 triệu mỗi tháng, một số trường hợp khác được các hãng dược lớn hỗ trợ.

Phương pháp thứ hai, dùng máu của chính bệnh nhân, tách chiết tế bào miễn dịch lympho T, sau đó nhân lên rồi truyền lại cho bệnh nhân. Liệu pháp này giúp c‌ơ th‌ể tăng cường sức để kháng để “đánh bại” tế bào ung thư, giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống thêm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng Bộ môn ung thư tặng hoa các thầy của bộ môn

Tại Việt Nam, phương pháp truyền tế bào miễn dịch được GS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Y Hà Nội cùng cộng sự tiếp nhận chuyển giao từ Nhật Bản.

Thầy của GS Văn là GS Tasuku Honjo, Đại học Kyoto, Nhật Bản là một trong 2 nhà khoa học nhận giải Nobel Y học năm 2018 khi nghiên cứu ra liệu pháp điều trị ung thư mới kích hoạt tế bào miễn dịch của c‌ơ th‌ể để chúng nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư.

3 năm qua, Đại học Y Hà Nội đã phối hợp với nhiều bệnh viện, thử nghiệm lâm sàng trên gần 60 bệnh nhân ung thư phổi, gan, đại tràng, dạ dày, vú… và hiện đang bước vào giai đoạn cuối.

Ngoài ra, trong vòng 5 năm trở lại đây, các tiến bộ trong phẫu thuật, xạ trị ung thư tại Việt Nam cũng tiến những bước rất dài với kĩ thuật phẫu thuật nội soi xâ‌m lấ‌n tối thiểu, cắt hớt niêm mạc, phẫu thuật robot, phẫu thuật bảo tồn, tạo hình.

Trong lĩnh vực xạ trị, Việt Nam có 42 khoa, trung tâm có thiết bị xạ trị với tổng số 75 máy xạ trị gia tốc các thế hệ. Một số trung tâm lớn có thể triển khai các kỹ thuật xạ trị hiện đại như: Xạ trị theo hình khối u; xạ trị điều biến liều; xạ trị hướng dẫn ảnh, xạ trị điều biến theo thể tích hình cung; xạ trị có kiểm soát theo nhịp thở Gamma knife…

PGS.TS Lê Văn Quảng- Giám đốc bệnh viện K cho biết trong 4 thập kỷ qua, điều trị ung thư tại Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ, nhiều kĩ thuật hiện tương đương thế giới, trong đó 2 tiến bộ mới nhất là điều trị đích và điều trị miễn dịch

Dù vậy, điều trị ung thư tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn. PGS.TS Lê Văn Quảng cho biết, riêng ung thư phổi, ung thư gan, có tới trên 75% bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật