Trọng tâm rét hại sẽ rơi vào những tỉnh nào?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trọng tâm rét hại lần này sẽ tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai.
Trọng tâm rét hại sẽ rơi vào những tỉnh nào?
Ảnh minh họa

Sáng nay (15/12), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo, trong ngày hôm nay (15/12), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên trong sáng và đêm nay (15/12), Bắc Bộ có mưa; ở Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại với nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ, vùng núi 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ và có khả năng xảy ra băng giá. Trọng tâm rét hại tập trung ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai.

Gió đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và phần phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7; biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Từ chiều nay (15/12), vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Cà Mau gió đông bắc mạnh lên cấp 6, giật cấp 7; biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,0m.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Khu vực Hà Nội: Ngày không mưa, đêm có lúc có mưa; trời rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11-14 độ.

Không khí lạnh mạnh tiếp tục gây rét đậm trong ngày hôm nay (15/12) ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Dự báo trong 1-2 giờ tới (7-8 giờ) nhiệt độ ở các khu vực trên sẽ tăng thêm khoảng 0.5-1 độ.

Vừa qua, bão, lũ liên tiếp xảy ra trên diện rộng tại khu vực miền Trung với cường độ rất mạnh, vượt mức lịch sử, gây thiệt hại hết sức nặng nề, đặc biệt là thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét với 249 người chết và mất tích; trên 239.000 ngôi nhà bị tốc mái, 1.531 nhà bị đổ sập, nhiều cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh bị hư hỏng, sạt lở; ước tính thiệt hại về kinh tế trên 30.000 tỷ đồng.


Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng của bão, lũ vừa qua tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật