Đường nhuệ sắp ra tòa với vai trò nhân chứng?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vụ chiếm đoạt tài sản của vợ chồng chủ Công ty Lâm Quyết, Đường nhuệ và con nuôi Tiến trắng có vai trò là nhân chứng của vụ án.
Đường nhuệ sắp ra tòa với vai trò nhân chứng?
Đường nhuệ và người con nuôi Tiến trắng.

Xem Video: Hàng loạt tội danh gây ra, vợ chồng Đường Nhuệ đối mặt với mức án chung thân 

Theo kế hoạch, ngày 11/5 TAND tỉnh Thái Bình sẽ mở phiên tòa phúc thẩm hai bị cáo Nguyễn Văn Lẫm (58 tuổi) và Phạm Thị Quyết (53 tuổi) với tội danh chiếm đoạt tài sản. Đây là vụ án có liên quan đến Đường nhuệ và người con nuôi Nguyễn Mạnh Tiến (tức Tiến trắng).

Trước đó, vợ chồng ông Lẫm là chủ Công ty Lâm Quyết - doanh nghiệp chế biến gỗ ở TP. Thái Bình có vay 900 triệu đồng của một người ở TP. Hà Nội, tài sản thế chấp là một chiếc ô tô 4 chỗ.

Khi vay tiền, vợ chồng ông Lẫm giao ước không được giao dịch chiếc ô tô thế chấp mà chưa có ý kiến của người cho vay. Tuy nhiên, đến năm 2017, ông Lẫm đã tự ý mang chiếc xe ô tô bán cho ông Phạm Công Tự.

Sau đó, theo tố cáo của chủ công ty Lâm Quyết, Đường nhuệ đã cho Tiến trắng cùng đám đàn em đến đòi vợ chồng ông Lẫm số tiền trên. Đồng thời, đến đập phá, chiếm đoạt tài sản của công ty.

Đơn tố cáo của vợ chồng ông Lẫm thể hiện nội dung Đường nhuệ và Tiến trắng cùng đám đàn em trong quá trình đập phá, chiếm đoạt tài sản Công ty Lẫm Quyết đã làm mất giấy trả nợ số tiền 900 triệu đồng, qua đó ép vợ chồng ông tiếp tục trả nợ.

Tuy nhiên, sau khi có đơn tố cáo, vợ chồng ông Lẫm lại bị khởi tố với tội danh chiếm đoạt tài sản.

Tại bản án sơ thẩm năm 2019, tuyên phạt ông Lẫm 14 năm tù, bà Quyết 13 năm tù.  Đường Nhuệ và Tiến “trắng” là người làm chứng.

Ngoài Đường Nhuệ và con nuôi, còn có 2 người khác cùng làm chứng trong vụ án này. Nhưng Đường nhuệ và Tiến trắng vắng mặt tại phiên toà, chỉ có 2 người làm chứng còn lại có mặt là ông Nguyễn Văn Nhàn và ông Nguyễn Bá Ngọc (cả 2 ông ở xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Phạm Công Tự (TP Thái Bình), Tống Thị Huệ (TP Thái Bình), Phạm Văn Mạnh (TP Thái Bình), Nguyễn Thị Linh (TP Thái Bình).

Ở lần xét xử sơ thẩm, ông Tự, bà Huệ có đơn xin xét xử vắng mặt. Đường nhuệ và Tiến trắng đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 nhưng vẫn vắng mặt.

Người bào chữa cho các bị cáo, ông Mạnh đã được thông báo về thời gian, địa điểm tuyên án nhưng vẫn vắng mặt không có lý do, HĐXX tuyên án vắng mặt đối với họ.

Hồi cuối tháng 4/2020, vợ chồng ông Lẫm được cho tại ngoại theo diện người thân bảo lãnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật